Dương do kết quả của vụ oanh kích này mang lại thì sự thật của tình hình
chiến sự ở Đông Dương vào mùa xuân năm 1968 đã phũ phàng bác bỏ lời
«tiên đoán» đó.
Tất cả những sự thật này, có lẽ tổng thống Mỹ là người biết rõ hon ai hết.
Cho nên...
Khi con đường vượt qua Cô-Tan đã được mở trên tầng đá mẹ và đã cho
phép thông xe một cách bình thường thì...
Một buổi chiều.
Không mưa, không nắng, bầu trời phủ một lớp mây xám chì. Cô quan
trắc khí tượng làm việc trên đỉnh Chân Linh bình thản ghi vào sổ theo dõi
«năng kiến» hai chữ: NS (tên một loại mây ở độ cao 2.000 m trở xuống).
Trong khi đó thì ở cách chỗ cô khoảng vài chục thước, một tổ trực chiến
gồm ba anh con trai ăn mặc đồng phục thanh niên xung phong, ngồi tán gẫu
với nhau bên một khẩu súng máy đã cũ, bắn bằng đạn băng vải. Chỉ nhìn
qua cũng biết mấy anh chàng thuộc loại «lính mới». Hỏi ra thì đúng là lính
được bổ sung về đây thật. Điều «không may» cho họ là khi họ vào đến nơi
thì trận Cô-Tan đã kết thúc. Bọn họ chỉ còn tham gia được vài buổi làm
công tác tu sửa con đường mới, sau đó bắt tay luôn vào nhiệm vụ hộ tống
xe. Điều «không may» nữa đối với họ là con đường mới tốt quá, lực lượng
hộ tống xe đâm ra «thất nghiệp». Bọn họ là thanh niên Hà Nội, vốn có
nhiều hoài bão trong đầu, mà tính tình cũng hiếu động, lại ưa mạo hiểm
phiêu lưu, nên cuối cùng, họ tìm ra được một việc mà họ cho là thích hợp
đối với họ: trực chiến. Thực ra, hỏa lực phòng không thì đã có lực lượng bộ
đội đảm nhiệm, riêng đối với tuyến, chỉ cần một điểm hỏa lực nhỏ ở trên
đỉnh Chân Linh để vừa khống chế điểm cao, vừa bảo vệ những cơ sở đặt
trên ấy, đồng thời cũng làm nhiệm vụ báo động phòng không cho tuyến.
Yêu cầu trực chiến chỉ có thế, mà đã có một tổ ở trên ấy rồi, nhưng họ cứ
năn nỉ mãi, cuối cùng thủ trưởng Đức đành phải chiều họ (tính anh vẫn
thế), và quyết định cho họ lên thay tổ trực chiến cũ mươi ngày. Thế là ba
anh chàng hiên ngang tiến lên đỉnh Chân Linh. Nhưng điều «không may»