Tôi biết luật này của vua Lý từ thuở còn là sinh viên. Bốn mươi năm qua,
bốn mươi mùa xuân, mỗi khi nhìn cây cối ra hoa nở nụ, tôi vẫn mong rằng
bất cứ ai nói đến nhân quyền, nhất là Liên Hợp Quốc, hãy ghi điều luật này
vào một bản tuyên ngôn như tượng trưng cho quyền thiêng liêng nhất của
con người: quyền của sự sống trên sự chết, sự sống của mình nơi sự sống của
người khác, nơi sự sống của mọi vật chung quanh. Cũng như một con bướm
vỗ cánh ở bên kia nửa địa cầu, một nụ non bị ngắt sự sống ở đây sẽ làm nhựa
cây xao xuyến khắp cả khu rừng bên đó. Nói như thế này e rằng một luật gia
sẽ mỉm cười. Nhưng thi nhân sẽ không mỉm cười. Triết gia sẽ không mỉm
cười. Mà thi nhân và triết gia là những người tư duy về luật trước các luật
gia.
CAO HUY THUẦN
Thượng Đế, Thiên Nhiên, Người, Tôi và Ta,
Trung tâm văn hóa Khuông Việt xuất bản, 1999 (tr. 114-146).
Nhà xuất bản TP Hồ Chi Minh, 2000 (tr. 140-179).
Chú thích:
[4] Ngô sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ, quyển 3, kỷ nhà Lý. Bản
dịch của Cao Huy Giu, NXB KHXH, Hà Nội, 1967, tr. 265.
[5] Đại Việt sử ký toàn thư, sđd.