THỦY HỬ - Trang 12

An Đạo Toàn ở lại Viện thái y làm thầy thuốc, Hoàng Phủ Đoan lại đi giữ ngựa cho
triều đình; Kim Đại Kiện làm ngự bảo giám; Nhạc Hòa phục vụ trong phủ phò mã.

Tiêu Nhượng làm văn thư trong phủ gian thần Sái Kinh.

Trong 32 người, 3 người bị triều đình sát hại; 2 người tự vẫn vì phẫn chí; 12 người
về tới kinh nhưng vẫn không nhận chức, bỏ về quê cũ hoặc đi làm đạo sĩ; 3 người
nhận chức rồi sau đó từ chức vì không thích bon chen ở chốn quan trường nhiều
gian thần; 13 người tiếp tục phục vụ triều đình.

Khái quát về các nhân vật trong tác phẩm

Về hình tượng, tính cách nhân vật

Trong bài giới thiệu về tác phẩm Thủy Hử, giáo sư Lương Duy Thứ viết:

Có người cho rằng, giá trị cơ bản của Thủy Hử là ở chỗ đã xây dựng được hàng
loạt nhân vật hảo hán Trung Hoa võ nghệ cao cường, giàu lòng vị tha, xả thân vì
nghĩa. Vì vậy, các hảo hán Lương Sơn đã được ca ngợi hết lời là những người
tượng trưng cho ước vọng của quần chúng nông dân thấp cổ bé họng là những ông
tiên, ông Bụt bằng xương bằng thịt.

Sự xuất hiện của các anh hùng Thủy Hử là có lý. Giữa xã hội phong kiến, hành
động của họ nhiều lúc rất có ý nghĩa. Nhưng coi. tư tưởng và hành động của họ là
chuẩn mực là tấm gương sáng cho người đời noi theo thì lại hoàn toàn sai. Họ
không thể là "bó đuốc soi đường cho nhân dân trong đêm trường trung cổ phong
kiến". Trên thực tế của tác phẩm, đúng như Lỗ Tấn nhận xét, họ trả thù các quan
lại, địa chủ cường hào, nhưng cũng có lúc xâm nhiễu nhân dân và hành động quá
tay. Có những người may mắn được họ cứu giúp (như cha con Kim Thúy Liên, Thi
Ân), nhưng cũng có những trường hợp bị chặt đầu vô cớ (19 người trong nhà

Trương Đô giám

4

, những người dân ra xem hành hình Tống Giang, những người vô

tình qua Lương Sơn bị các hảo hán giết làm lễ ra mắt). Họ giết người như ngoé và

có lúc mở quán bánh bao nhân thịt người

5

. Tính vô nhân đạo trong hành động của

không ít hảo hán Lương Sơn Bạc đã làm hoen ố mục tiêu mà họ đề ra ("thế thiên
hành đạo"). Nhiều lúc, hành động và tư tưởng của họ không khác kẻ cướp là mấy.
Họ phản kháng và trả thù hoàn toàn tự phát, chưa có lý trí tỉnh táo sáng suốt dẫn
dắt, do đó thường sa vào tình trạng manh động, thô bạo, vô chính phủ.

Xuất phát từ những lập luận đó, giáo sư Lương Duy Thứ không đồng tình với quan
điểm của một số tác gia Trung Quốc:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.