THỦY HỬ - Trang 14

Tống Giang, ngoài sự trung hiếu với triều đình, theo Kim Thánh Thán, còn mang
nhiều nét của tính giả dối, giống như Lưu Bị. Ngô Dụng với trí thông minh tuyệt
đỉnh rất giống Gia Cát Lượng. Quan Thắng và Chu Đồng đều có hình ảnh phảng
phất như Quan Vũ. Lý Quỳ có tính nóng và ngay thẳng giống Trương Phi. Ngoài ra,
tên một số nhân vật cũng mang những chữ gợi nhớ đến các nhân vật Tam Quốc
Diễn Nghĩa. Lã Phương có biệt danh là "Tiểu Ôn hầu" cũng sử dụng hoạ kích như
Lã Bố; Trong Tam Quốc, Gia Cát Lượng có tên tự là Khổng Minh, trong Thủy Hử
có hai anh em họ Khổng là Khổng Minh và Khổng Lượng; Tiên phong Sách Siêu
khoẻ mạnh nhưng bồng bột giống với nhân vật Mã Siêu của Tam Quốc.

Giá trị nghệ thuật

Trong bài giới thiệu tác phẩm Thủy Hử, giáo sư Lương Duy Thứ viết:

Sức hấp dẫn kỳ lạ của Thủy Hử chủ yếu do tài năng văn chương của Thi Nại Am.
Kim Thánh Thán là một người mang nặng tư tưởng phong kiến đã phải thốt lên:
"Những tên sao thiên cương, địa sát, xét ra không hợp đạo làm người, sao lại có
áng văn viết ra lạ lùng dễ mê hoặc lòng người đến thế? Ta muốn dựng Thi Nại Am
dậy mà hỏi cho ra?"

Về mặt kết cấu, tác phẩm được độc giả đón nhận như hàng trăm truyện ngắn ly kỳ,
có thể đứng độc lập như những tác phẩm riêng lẻ, nhưng dưới ngòi bút của Thi Nại

Am chúng được xâu chuỗi liền mạch thành một hệ thống hoàn chỉnh

7

. Kết cấu đó

mang đặc sắc của những tác phẩm phát triển từ chuyện kể và sợi dây quán xuyến
toàn bộ tác phẩm là sự xung đột giữa chế độ phong kiến áp bức và tinh thần phản
kháng mãnh liệt của các anh hùng hảo hán.

Từ những câu chuyện về các số phận đầy éo le trắc trở, như những dòng suối tuôn
chảy về sông, Thủy Hử đã dựng dậy vô số nhân vật có phong tục tập quán cũng như
lời ăn tiếng nói của vùng thượng lưu và trung lưu sông Hoàng Hà. Phải dụng công
lắm Thi Nại Am mới xây dựng được những nhân vật không những có "suy nghĩ và
hành động phù hợp với giai cấp xuất thân và địa vị xã hội" mà còn có cá tính muôn
màu muôn vẻ, hình dáng và lời nói không ai giống ai trong thực tế cuộc đời. Tuy
nhiên, có ý kiến cho rằng có những nhân vật chỉ được phác hoạ sơ và có những
người chỉ thêm cho đủ số 108.

Trong số 108 hảo hán Lương Sơn có hơn một nửa là những “tôi trung con hiếu”,
những con người vốn sẵn lòng thờ phụng triều đình, nhưng “muốn làm nô lệ mà
vẫn không được”, họ phải đứng dậy làm việc bất đắc dĩ “bức thướng Lương Sơn”

(buộc phải lên Lương Sơn Bạc)

8

. Vốn là những người dân thấp cổ bé họng, không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.