THỦY HỬ - Trang 15

nuôi ảo tưởng gì đối với con đường công danh sự nghiệp phong kiến và sự phản
kháng của họ chỉ nhằm tìm đường sống, nhưng những hảo hán Lương Sơn đã không
thể thành công. Sự thất bại của họ cho thấy sự thực lịch sử là trong xã hội phong
kiến, khởi nghĩa nông dân chỉ có thể hoặc bị thế lực thống trị đàn áp, hoặc trở thành
công cụ thay triều đình đổi ngôi của chế độ phong kiến.

Tác phẩm xây dựng được tính cách nhân vật điển hình, rõ rệt, thậm chí dị biệt. Nếu
Tống Giang coi việc làm phản là tội "đáng diệt chín họ" và con đường đến với
Lương Sơn quanh co, day dứt bao nhiêu thì Lý Quỳ lại xem đó là việc đương nhiên
và việc gia nhập chốn thủy hử (bến nước) của họ Lý lại đơn giản bấy nhiêu. Ngay
trong một nhân vật, khi hoàn cảnh sống và địa vị xã hội thay đổi, tính cách cũng
thay đổi theo, như Lâm Xung vốn là người hiền lành nhẫn nhục, nhưng khi ở miếu
Thổ thần, hiểu thấu sự nham hiểm và tàn bạo của đám quan trên, ông lại trở nên ngỗ
ngược, ngang tàng. Về nỗ lực xây dựng cá tính của những hình tượng nghệ thuật,
Thủy Hử đã vượt thoát khỏi những khuôn sáo "tính cách có sẵn", "lý tưởng hóa"
của các tác phẩm cổ điển, tạo nên những cá tính sinh động và có sức thuyết phục
độc giả.

Theo giáo sư Lương Duy Thứ, văn chương của Thủy Hử không "dệt gấm thêu hoa"
như Tây Sương Ký, không "nhả ngọc phun châu" như Hồng Lâu Mộng mà là "nhạc
trỗi chuông ngân", hùng hồn, dồn dập. Văn chương của Thủy Hử gần gũi với truyện
kể dân gian. Tác phẩm Thủy Hử giữ được tính sống động của nhân vật trong ngôn
ngữ gân gũi với đời sống hằng ngày, trong lối hành văn ít trang sức tô điểm
.

Sự chân xác lịch sử

Khởi nguồn của Thủy Hử truyện là các truyện kể, huyền tích dân gian về cuộc đời
và hành vi của các thủ lĩnh Lương Sơn Bạc, thêm vào đó cũng tồn tại nhiều văn bản
truyện Thủy Hử khác nhau nên có thể nói, tính xác thực về mặt lịch sử của tiểu
thuyết này là không cao. Một trong những ví dụ rõ ràng nhất là trên thực tế, Phương
Lạp chưa từng đụng đầu và do đó, bị tiêu diệt bởi quân lực của Lương Sơn. Phương
Lạp đã thực sự xưng đế và bị tiêu diệt bởi những đội quân khác của triều đình nhà
Tống chứ không phải quân Lương Sơn Bạc. Trong một nhận định khác về sự chân
xác của Thủy Hử truyện, Lỗ Tấn viết:

"Nguyên bản Thủy Hử truyện này không còn, bộ Thủy Hử lưu hành hiện nay có hai
loại, một loại 70 hồi, một loại trên 70 hồi. Loại trên 70 hồi cũng bắt đầu từ chuyện
Hồng thái úy lạc bước vào điện ma vương rồi sau đó 108 người tụ về Lương Sơn
Bạc, đánh người cướp của, cuối cùng nhận lệnh chiêu an, được phái đi đánh dẹp
giặc Liêu, bình định Điền Hổ, Vương Khánh, bắt được Phương Lạp (lãnh tụ các
cuộc khởi nghĩa nông dân cùng thời) lập công lớn. Cuối cùng triều đình nghi kỵ,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.