THỦY HỬ - Trang 16

bắt Tống Giang uống thuốc độc mà chết rồi hóa thành thần. Còn chuyện chiêu an
thì vốn là cách nghĩ của người cuối Tống đầu Nguyên, bởi vì lúc này xã hội loạn
lạc, quân lính áp chế nhân dân, những người dân hòa bình thì nhẫn nhục chịu
đựng, những người không hoa bình thì ly khai làm giặc. Kẻ làm giặc một mặt chống
cự với quân lính, quân lính không thắng nổi họ, mặt khác cướp bóc nhân dân, tất
nhiên nhân dân thường xuyên bị họ nhũng nhiễu. Nhưng một khi giặc ngoại xâm
đến, quân lính không chống cự nổi, nhân dân vốn căm ghét ngoại tộc xâm lược, liền
nghĩ đến chuyện dùng bọn giặc cướp đã chiến thắng quân lính để chống xâm lược,
bởi vậy giặc cướp lúc này lại trở thành kẻ hành đạo. Còn như chuyện Tống Giang
uống thuốc độc tự sát thì lại do người đầu Minh thêm vào. Minh Thái Tổ, sau khi
nhất thống thiên hạ đã sinh lòng nghi kỵ các công thần, ra tay chém giết, những kẻ
giữ được trọn vẹn không nhiều. Để tỏ lòng đồng tình với những công thần bị sát
hại, nhân dân đã thêm vào chuyện Tống Giang uống thuốc độc tự sát rồi hóa thành
thần. Đó âu cũng là chỗ khiếm khuyết có thực, một ví dụ thường thấy về cách quyết
"đoàn viên" của tiểu thuyết".

Các bản dịch ra ngôn ngữ khác

Thủy Hử được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt. Bản dịch tiếng Việt
đầu tiên là của Á Nam Trần Tuấn Khải, có văn phong hàn lâm và hiện được cho là
bản dịch chính thức để dùng trong nghiên cứu và giảng dạy. Một bản dịch sau,
không có những hồi cuối của La Quán Trung, do Mộng Bình Sơn dịch, có giọng
văn sát với truyện anh hùng, phiêu lưu, mạo hiểm hơn và do đó quen thuộc hơn với
người bình dân.

Bản tiếng Anh đầu tiên do Pearl Buck- nữ nhà văn Mỹ từng đoạt giải Nobel Văn
học- dịch và mang tựa là All men are brothers (mọi người là anh em, lấy ý tứ của
câu Tứ hải giai huynh đệ, nghĩa đen: bốn bể là anh em).

Bản dịch ra tiếng Pháp lấy tên là Les chevaliers Chinois (Hiệp sĩ Tàu).

Tác phẩm phụ

Hậu Thủy Hử

Bộ truyện Hậu Thủy Hử cũng mang tên tác giả Thi Nại Am, tiếp theo hồi thứ 70
(hồi cuối) của bộ Thủy Hử, kể chuyện triều đình đánh mãi không thắng bèn dùng kế
chiêu an. Các anh hùng Lương Sơn Bạc nghe lời Tống Giang về hàng triều đình,
được phong quan tước và cử đi đánh dẹp các lực lượng nổi dậy khác (quân Liêu,
Vương Khánh, Điền Hổ, Phương Lạp). Sau khi đánh thắng Phương Lạp trở về chỉ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.