“giữa đường thấy sự bất bình chẳng ngơ”. Ông nói sao?
Thoạt xem là thế, nhưng khi phân tích kỹ thì sẽ phát hiện thấy Thủy Hử thiếu tình
cảm chính nghĩa. Các anh hùng hảo hán trong sách chỉ lo báo thù riêng tư; họ quan
tâm nhiều hơn đến sự thừa nhận họ là hảo hán và họ coi trọng nghĩa khí của hảo
hán. Song loại nghĩa khí ấy không chú trọng cái nghĩa của chuẩn tắc đạo đức, không
phải là chính nghĩa. Hãy xem Võ Tòng. Anh ta bị tù vì giết chị dâu Phan Kim Liên.
Người gác ngục đối xử tốt với Võ Tòng, muốn anh ta giúp đối phó với Tưởng Môn
Thần. Võ Tòng biết rõ hai bên đối lập ấy đều chẳng phải người tốt, song điều đó
không ngăn cản Võ Tòng say rượu đánh Tưởng Môn Thần. Việc Võ Tòng đã làm
trên thực tế là phục vụ cho bọn xã hội đen, chứ không liên quan gì tới lợi ích của
dân chúng. Ngay cả Thủy Bạc Lương Sơn bản thân cũng là sự thể hiện một xã hội
có giai cấp. Khi chia của ăn cướp được, Thủy Bạc Lương Sơn chia chiến lợi phẩm
ra làm hai phần: một phần để cho các anh hùng hảo hán hưởng thụ, một phần khác
chia đều cho các tiểu lâu la đông người hơn, song chưa bao giờ họ chia lương thực
cho những người nghèo đói. Tuy họ cũng đánh úp bọn quan lại ác bá, song lý do
đánh thường thường là vì các thành viên trong số hảo hán ấy bị bọn quan lại ác bá
đối xử không công bằng – nghĩa là có nhiều yếu tố cá nhân hơn, khác với câu
chuyện của Robin Hood. Chính vì thế mà người TQ mới có câu “Già chẳng đọc
Tam Quốc, trẻ không xem Thủy Hử”.
Vừa rồi ông nói việc cuốn tiểu thuyết bệnh hoạn Thủy Hử vẫn được phổ biến làm
mọi người lo ngại, nhưng các danh tác cổ điển khác của TQ cũng vẫn rất được phổ
biến mà các cuốn sách ấy đâu có tuyên truyền bạo lực và nghĩa khí giang hồ như
"Thủy Hử"?
Dĩ nhiên là như vậy rồi. Việc Thủy Hử được lưu hành rộng rãi chỉ phản ánh một mặt
của trạng thái tâm lý xã hội TQ đương đại chứ không đại diện cho tình hình toàn bộ
xã hội TQ. Song điều làm người ta lo ngại là rất ít người đặt vấn đề nghi ngờ những
giá trị tinh thần được Thủy Hử tuyên truyền ca ngợi.
o0o