gợi mối văn sau, chẳng phải riêng của hồi này vậy. Đoạn văn còn rớt sau mà nhằm
theo đích trước thì phải biết văn trước chưa hết, thuộc của tiền văn, chẳng phải hậu
văn, có như thế khiến trong lòng độc giả xét thấy như có kim có chỉ mà tin tác giả
đã biến ra hai ba việc được, tả việc nào đứt đi việc ấy thì sao thấy sâu xa, của sự
diễn tả trong phép văn chương? Như vợ chồng tên Lý Tiểu Nhị, đâu phải gặp ngay
Lâm Xung trong lao thành, một sự tình cờ được ngộ cố tri, đi lại thân mật cũng chỉ
chú ý ở lúc đứng nghe trộm đằng sau, câu chuyện của đám khách nói, một đoạn kỳ
văn, chẳng thể chẳng viết trước ra làm cái mối đầu, đó là việc trước mà gợi ra sau
vậy.
Như ở trang gia chẳng chịu về ngay; lại còn uống rượu, khi uống rượu xong thấy
cháy thảo trường, thế rồi phải tìm vào miếu nghỉ, để nghe ra manh mối, ứng với câu
chuyện hoài nghi bấy nay và rõ tin tức ở Đông Kinh qua lời Lục Khiêm nói, để từ
trong miếu giết bỏ kẻ thù, đấy là đoạn văn tả việc đương xảy mà gợi mối sau. Lục
Khiêm, Phú An, Quản Doanh, Sai Bát bốn người, bàn việc trong quán hàng, không
rõ nói gì, tường chẳng được tường, bỏ đi không thể bỏ đi, nay ở trong tai mắt vợ
chồng Tiểu Nhị, chỉ nghe lỏm ba tiếng Cao Thái Úy, đã nhằm vào một đích gì đây,
lại thấy hẹn nhau biếu tiền, sau Tiểu Nhị đem thức ăn lên, lại thấy trong tay Quản
Doanh cầm một phong thư, nửa kín nửa hở, nửa giấu, nửa phô như văn cảm, không
thể vạch ra, như chữ bia tàn, không thể đọc được, nhưng thâm tâm con nhà hiếu cổ,
có thể lấy ý ngoài mà xét nổi, như một đoạn ấy, có thể bảo là Thánh làm văn và quỷ
làm văn vậy. Khi giết từ trong cửa miếu ra, đã dùng gậy đánh ngã Sai Bát, tiếp tả
Lục Khiêm, tả giết Lục Khiêm chưa xong, tả ngay đánh luôn Phú An hai đứa đã
ngã, quay lại rượt Lục Khiêm để giết, vừa mổ xong bụng Lục Khiêm, thấy Sai Bát
cựa dậy, mới cắt luôn đầu Sai Bát, treo trên đầu gậy, quay lại cắt cổ luôn Lục
Khiêm, Phú An, như thế ba bốn lần giết ba người, rất có thứ tự, rất có cách quãng
và rất có phương pháp, khúc chiết chẳng hoang mang, chẳng thiếu sót, đó là Thánh
làm văn và quỷ làm văn. Chuyện xưa nói lại, khi trời oi bức treo tranh mùa rét, khi
trời mùa lạnh, treo tranh mùa bức, khiến khách ngồi chơi xem đến mà có ảnh
hưởng, thực câu chuyện đáng buồn cười! Nhưng chưa thần kỳ bằng một hồi này,
Thi Nại Am tác giả, tả một bức tranh vừa nóng lại vừa lạnh, tả tuyết thì rét thấu
xương, tả lửa thì nóng rát mặt, khác nào xưa có vị sư đau bệnh, khi chúng tăng hỏi
đến khí hậu thế nào thì rằng: Khi hàn thì bằng giết Đồ Lê, khi nóng thì cũng bằng
giết Đồ Lê (tên nhà sư), nay đọc thiên này, tả hàn cũng hàn bằng giết độc giả mà tả
nhiệt cũng nhiệt bằng giết độc giả, một đoạn văn chương, thực là kỳ tuyệt trong
rừng văn nghệ. Sau vách nhà hàng, nghe bốn người nói, không nghe được kỹ càng
rất khéo ở chỗ không nghe được kỹ càng; Trong miếu sơn thần, nghe ba người nói,
nghe được kỹ càng, rất khéo ở chỗ nghe được kỹ càng, tuy rằng sau vách nhà hàng,
trong miếu sơn thần, hai phen nghe chuyện, đều nghe ra cả cũng đáng cho đời thấy
lối bí của oan gia, thế mà đời nay có bao kẻ ngu khuất mặt nói xấu người ta thì đâu
phải riêng bọn Lục Khiêm này mưu kế. Trong văn tả tình tả cảnh, nên nhận xét kỹ