ở bên tả trấn nghe lệnh đòi, liền đánh ngựa ra trước cửa sảnh rồi xuống ngựa ngả
ngọn thương mà dạ một tiếng rất to. Trung Thư truyền lệnh rằng:
- Cho phép Phó Bài Quân ra diễn võ.
Chu Cẩn vâng tướng lệnh vác thương nhảy lên mình ngựa xông ra quay ngược quay
xuôi, xông tả múa hữu, diễn mấy bài thương ở trước diễn võ sảnh.
Bấy giờ Lương Trung Thư mới truyền Dương Chí ra trước sảnh mà bảo rằng:
- Dương Chí! Ta nghe trước đây ngươi đã làm Chế Sứ ở Điện Tư Phủ bên Đông
Kinh, vì phạm tội mới phải tới đây, nhưng hiện nay bốn phương giặc cướp; quốc gia
đương lúc cần tài, vậy ngươi có dám ra thử võ nghệ với Chu Cẩn không? Nếu ngươi
hơn được Chu Cẩn thì ta sẽ cho ngươi thay vào chức ấy.
Dương Chí cung kính bẩm rằng:
- Ân tướng đã rộng thương, truyền cho như thế, chúng tôi đâu dám sai lời.
Lương Trung Thư liền truyền dắt ra một con ngựa trận và truyền quan kho lấy đồ
quân khí ra chuyện Dương Chí.
Dương Chí vâng lệnh ra sau nhà Võ Sảnh, đem áo giáp của Trung Thư cho mặc vào
rồi thắt đai đội mũ, lưng đeo cung tên, tay cầm thương dài, nhảy lên ngựa mà ra đấu
với Chu Cẩn, mới hay là:
Kiếp sinh ví có gặp thì
Tài này sức ấy kém gì ai đâu?
Cảm người lượng cả ân sâu
Anh hùng họa biết mặt nhau phen này
Cuộc đời thay đổi, đổi thay
Hôm nào thế ấy hôm nay thế nào?
Rồi đây cung kiếm ra vào
Chắc rằng xuống thấp lên cao còn nhiều
Lời bàn của Thánh Thán
Trong phép văn chương, diễn tả ra từng chuyện, có nhiều chỗ giống nhau và nhiều
chỗ khác nhau, những câu chuyện giống nhau, tả ra gọi là phạm vào nhau, những
câu chuyện khác nhau, tả ra gọi là tránh xa nhau, văn sĩ diễn tả rất hay ở chỗ khéo
phạm đến nhau như một chuyện, song lại biến khác xa nhau, tức đã tránh nhau. Khi
phạm đến nhau rồi lại tránh xa nhau, không một chuyện nào giống hẳn chuyện nào,
mới thấy phép văn dũ xuất dũ kỳ, tác giả mới thực là chân chính tài tử. Như ở
chuyện này, sau khi tả xong Lâm Xung mua đao báu rồi xảy ra câu chuyện, cho đến
hồi này tiếp tả luôn Dương Chí bán đao báu rồi cũng xảy ra câu chuyện, hai
chuyện cùng phải tội tù, kết lại tưởng như một may một rủi, thế mà cả hai đều phải
trốn tránh, không đắc chí với đời, đã thấy phép văn khéo phạm đến nhau mà lại
khéo tị khác nhau.
Lại rằng: Ta đọc Thủy Hử đến đây, không khỏi ngậm ngùi mà than rằng: Tác giả
Thủy Hử, muốn bảo là chẳng phải tài tử, sao có thể được? Hỡi ôi! Trong lòng kẻ có