THỦY HỬ - Trang 311

hiến của này hòng rằng tâm Thái Sư phải động. Cho nên coi khinh Dương Chí, nghĩ
rằng y vốn kẻ bần hàn, nay thấy của chẳng động lòng sao được? 10 gánh của ấy,
còn nguy hiểm hơn "Giấc mơ bắt được hưu tàu lá chuối ngoài gò" mới phải cho Đô
Quản và hai Ngu Hầu đi kèm áp vậy để phòng họ Dương kia khỏi động lòng. Thế
mà vẫn nhớ câu sách dạy: Dùng người chớ ngại, ngại người chớ dùng. Thế mà còn
bày trò một gánh của phu nhân, cho kẻ thân tín đi kèm, để cho dấu vết nghi kỵ. Thì
than ôi! Làm một người như Dương Chí lúc ấy, xét cũng khó thay! Dẫu khi đi
đường, cũng nghỉ ngơi từng lúc, đều theo lời dặn, coi cả ba người, không được tự
tiện, lại xét ra một viên quan cai trị trăm họ, một viên tướng điều khiển ba quân, chỉ
một người là được, đằng này lại đến bốn người, đem bốn người ấy áp tải 11 cấm
binh há có được chăng?
Kinh Dịch nói: Dương, như 1 vua 2 dân, là đạo của quân tử; âm, như 2 vua 1 dân,
là đạo của tiểu nhân. Nay Trung Thư chỉ vì cớ coi trọng 10 vạn của, khinh một
Dương Chí, với kế hoạch quanh co, đã theo đạo của tiểu nhân, còn mong qua
Hoàng Nê Cương khỏi mất ở trong muôn một, ắt vô lý vậy. Cho nên vụ mất cướp đồ
mừng sinh nhật, đâu phải cái tội ở đám 8 người Tiều Cái, đâu phải cái tội ở 11 tên
Cấm binh, mà cũng không phải cái tội ở bốn người sai áp nữa, mà chính cái tội ở
Trung Thư, còn bàn gì nữa, còn bàn gì nữa?
Hoặc có kẻ hỏi: Đã xẩy ra mất cướp, sao Dương Chí chả cướp trước đi? Thánh
Thán này xin đáp: Dương Chí không nên cướp vậy, vì 10 vạn của là trọng vật,
chẳng cứ mồ hôi nước mắt của trăm họ ở phủ Đại Danh, mà cũng là thứ làm cho
Lương Tướng Công kiệt tâm huyết nữa, vì Dương Chí vốn kẻ bần hàn, chóng được
hiển đạt, cũng chỉ bởi người trên hậu đãi trước, để rồi dùng vào việc sau đây, cho
nên vì cớ đem nổi 10 vạn của, mà trao cho làm thống chế thì dễ mà vì sẵn có thống
chế, mà trao cho 10 vạn của thì khó. Dương Chí cũng biết sâu xa như thế, sao
Dương Chí biết được, vì biết rằng năm vơ vét 10 vạn của, để cầu cạnh Trượng
Nhân thì người ấy dùng ta phải đâu là quốc sĩ, chẳng đem lòng quốc sĩ đãi ta, mà
khi đấu võ ở Đông Quạch, một ngày vượt qua mấy cấp, đều là dụng ý để sau này ta
hết sức giúp việc mà thôi, khác nào ngoi chim mồi để dọa chó săn, chẳng phải ân
tình, song lẽ kẻ kia có biết đâu đức của chim mồi là Phượng Hoàng phẩm, của chó
săn là Kỳ Lân đâu? Cho nên trước khi Trung Thư chưa sai Đô Quản Ngu Hầu,
Dương Chí đã kêu với Tướng Công, nên cho một người đi với tiểu nhân này, một
người đi với tiểu nhân này, đâu phải xin Võ Dương hay Triều Ân làm phó hay giám
sát, nếu Dương Chí sớm biết sự nghi kỵ mà rồi cũng cứ đi, thì ra trượng phu biết
báo ơn sâu, để đáp lại sự vội cất nhắc cho quan chức ở Đông Quách vậy, đâu có
chối từ? Đem chuyện Dương Chí ra ngụ ngôn vậy. Hỡi ơi! Xưa kia quốc gia và nghi
lập Giám sát, luôn luôn có đấy, ta sao nói được hết ra.
Tác giả tả Dương Chí chợt vậy mà đi, lại chợt vậy mà thôi, chợt đi lại chợt chẳng
đi, thế bút uốn éo, không thể nào định trước. Tác giả tả khí trời oi bức, chỉ một hai
câu, đã bức sốt chết người xưa kia bảo rằng mùa đông treo tranh trời bức, cho ấm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.