Sao không tính trước đường kia nỗi này?
Đến khi hào kiệt ra tay,
Phỏng chừng rêu cỏ được rày mấy nơi?
Chẳng qua của thế người đời,
Mà trăm năm để tiếng cười về sau?
Lời bàn của Thánh Thán
Hồi này nửa trên mượn miệng họ Nguyễn chửi tệ quan lại, tiếp đến nửa sau lại
mượn lời Lâm Xung chửi tệ Tú Tài, lời nói phấn khích, khác hẳn nhã nhặn, song lẽ
chép ra những lời oán độc; Sử Mã cũng không khỏi được sự này thì còn trách làm
sao được những vị Tỳ quan (Quan chép sử)! Hồi trước tả Chu, Lôi khi tróc nã, chỉ
chép ngăn sau Tiều Cái; hồi này tả Hà Đào khi tróc nã, chợt đâu chia làm hai nửa,
nửa trước chỉ chép họ Nguyễn thủy chiến, nửa sau chỉ chép Công Tôn Thắng hoả
công, tới khi sau vào Lương Sơn Bạc gặp Lâm Xung thì chỉ chép một Ngô Dụng
thiệt biện, xét bảy người mới tả sáu người đều lập kỳ công, trung gian còn một Lưu
Đường, chưa từng ra sức thì lại đến hồi sau mới chép nốt mạo hiểm đêm trăng tới
Vạn Thành, để cho rõ bảy người này, đều là bậc kỳ tài ra sức, không chịu thua
nhau. Hỡi ơi! Đám cường hào còn cùng nhau đua sức, thế mà sao đời nay nhiều kẻ
ở ngôi nhận trọng trách, ăn lộc lâu ngày mà không từng chịu làm lấy một việc gì thì
chẳng đáng thẹn ước? Tỳ quan chép Sử, ngại những cái gì, ngại nhất là thấy những
việc làm ra vô lý của đương thời mà không thể nào bênh nổi? Nay đọc một hồi Hà
Đào đi bắt giặc, thấy một sự đáng răn là khi chưa bắt giặc, đã cướp ngay thuyền, ai
chẳng biết rằng bắt thuyền để bắt giặc, sao chẳng nghĩ ra trăm ngờ việc bắt thuyền
là thảm hơn bắt giặc, vì bắt thuyền để bắt giặc, vì bắt thuyền để bắt giặc kia, mình
đã là giặc cướp của rồi; trong lòng trăm họ đã ngờ lắm vậy. Cho đến khi đã bắt
thuyền rồi, lại không bắt giặc, lại còn đem thuyền bắt được, cưỡi đi như đi chơi,
khiến trăm họ thấy rằng bắt lấy thuyền kia, không phải để đi bắt giặc, chính là để đi
chơi! Than ôi! Bắt thuyền để bắt giặc, để trăm họ lầm rằng lấy của giặc để bắt
giặc, đã một sự không nên, nữa là bắt thuyền để cốt đi chơi thì sao cho phải, còn
nói làm sao? Còn nói làm sao? Vậy quân tử đọc đến thiên này cũng động lòng mà
giận những đám quan quân, không còn trách Sử quan không bên vực nữa.
Hà Đào lĩnh năm trăm binh, tỏ ra thấy như lá thu tan tác, không đánh được chút
nào mà lũ Tiều Cái chỉ có năm người, thêm mươi anh hàng chài nữa mà tả ra như
thiên binh vạn mã, có khai hợp, có dụ và cướp, có phục có ứng, có xông có đột, với
câu chuyện ấy, ai bảo thuở đó có thực chuyện này, do ở tác giả bày ra trận bút binh
mục, tung hoành trong giây khéo léo tả ra. Thánh Thán đến đây, luống ngậm ngùi
than: Con người kết oán nguy thay! Đương lúc Lâm Xung bị bạc đãi, ở ngôi thứ
bốn, há quên giận Vương Luân, chỉ vì có thể, không thể trả thù mà phải nín nhịn,
đến khi gặp bảy anh em Tiều Cái, tuy không quen với nhau từ trước, song thế có thể
làm, há chẳng động tâm, dù cho Vương Luân ưu đãi, với sự còn ngờ, gặp dịp rửa