THỦY HỬ - Trang 440

Đem thân đảm lấy việc đời mới cam.
Những khi thú độc sơn lâm,
Ở đời hổ dữ lang tham còn nhiều.
Bể Đông đã quyết tay chèo,
Dẫu cho máu nổi ngọn triều cũng chơi!
Ví không tâm huyết hơn người,
Thi tài kia với vô tài khác đâu.

Lời bàn của Thánh Thán
Trong thiên hạ người ta nói chuyện ma quỷ thì dễ mà nói ra hùm beo thì khó, tại
sao? Vì ma quỷ âm thầm mà hùm beo, dữ dội, nói ma quỷ thì đâu đích xác, chỉ theo
ý nghĩ nói ra, còn nói hùm beo thì phải có thực, nói ra nó phải thế nào, cho nên bộ
truyện Thủy Hử không tả chuyện quỷ quái mà tả hổ cũng nhiều, đến hai ba lần, với
ý tả ra việc dễ không cần, chỉ tả việc khó mà thấy vui như nom trước mắt.
Tả hổ như là hổ sống, đã tả hổ ra như sống, phải tả đến người vồ bắt hổ, tả người
vồ bắt hổ, lại hai ba lần vồ mới trúng, cho rõ ra sức hổ thế nào, mới đọc thấy như
là con hổ sống, đấy là bút lực hơn đời. Ta thường nói, tài tử với bất tài cách xa
nhau, nào phải chỉ mươi mười lăm dặm, như tả hổ này phải làm cho sống lại, tả hổ
sống lại cần tả lúc vồ người, nay đem họp hàng nghìn người lại, vận ra ngàn lòng,
duỗi ra ngàn tay, cầm lấy ngàn bút, chép ra không rõ con hổ thì không thấy được rõ
là tả hổ, chỉ có Thi Nại Am, chỉ một người, một lòng, một tay, một bút, đối với giấy
tờ, không phí bút nhiều, như vẽ ra một hổ một người, thấy như sống động, lại tả phụ
thêm nào gió bay cát bụi, cây đá núi rừng. người như người thần, hổ như hổ dữ, gió
bụi đá cây, chính nơi rừng hổ, khiến cho người đọc, choáng mắt rối lòng, như thế
mấy ai tả nổi? Đọc một thiên tả hổ mà khen người ấy người thần, hổ kia hổ dữ,
phải đâu tả dễ dàng ra mà lại còn khéo nữa, sau khi xem xong bảng văn cửa miếu
mới tin rằng có, muốn quay trở lại, đã thấy sợ oai hùm, tới lúc gió reo hùm lại,
càng ghê khiếp nữa, lại phải nấp vào sau tảng đá, tới khi hổ to lớn lại gầm lên,
khiến người phải kinh mà mồ hôi toát ra tỉnh cả hơi rượu, nghĩ phải đánh hổ cho
bằng được, dùng hết khí lực, chân tay rời rã, sau lại ngồi nghỉ trên tảng đá xanh,
sắc trời đã tối nhá nhem, còn sợ lại gặp hổ nữa, phải lần xuống núi, xuống núi
chẳng bao xa, thấy trong đám bụi cây nhảy ra đôi hổ, lại kinh khiếp chùn tay, vì đả
hổ mệt rồi, sợ không còn sức nữa. tả ra những đoạn văn như đứng trong nguy hiểm
đó, cùng với hồi sau này giết hổ ở Nghi Lĩnh, không một nét bút giống nhau, mới
thấy tài tình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.