chuyện ban nãy…”.
Hiểu Khê tinh ý, gạt đi: “Dạ không! Là cháu làm bác mệt, cháu xin lỗi bác!
Bác yên tâm, trí nhớ cháu kém lắm, từ nhỏ đến lớn, cháu chẳng thuộc được
một bài thơ nào cả”.
Phong phu nhân mỉm cười, thầm nghĩ con bé này đến là thông minh. Bà cất
tiếng: “Triệt, con giữ Hiểu Khê ở lại ăn cơm.”
Ăn tối xong, Hiểu Khê và Giản Triệt sang phòng anh. Phòng rất rộng, chính
giữa kê một chiếc đàn dương cầm trắng. Hiểu Khê thích thú ngồi xuống,
thử gõ lên phím đàn và thắc mắc: “Anh Triệt này, sao cả anh và Lưu Băng
đều thích gọi em là nha đầu ngốc vậy? Chả lẽ em ngốc lắm sao?”.
Giản Triệt tủm tỉm cười, Hiểu Khê than vãn: “Hôm nay nom anh vui thế,
em đang chán đây”.
Giản Triệt ngạc nhiên: “Em có chuyện gì không vui sao?”.
Minh Hiểu Khê thẫn thờ nói: “Tại sao trên thế gian lại có lắm điều phiền
muộn? Tại sao người nào cũng có những chuyện không vui? Chiều nay mẹ
anh đã kể rất nhiều”.
Giản Triệt gật đầu thông cảm: “Mẹ anh chịu nói sẽ tốt hơn cho bà, sẽ nhẹ
bớt những uất ức trong lòng. Cám ơn em nhiều nhé!”.
Hiểu Khê vẫn thủ thỉ: “Trước đây, em nhìn bác gái khác cơ. Nhưng hôm
nay sau khi nghe chuyện bác kể, em mới thấy rõ không thể đánh giá bề
ngoài”.
Giản Triệt âu yếm nhận xét: “Em lớn rồi đấy, ngốc ạ!”.
Hiểu Khê thở dài, nhớ lại những lời giáo huấn của Tiểu Tuyền, liền than
thở: “Sự trưởng thành là cái giá cho nỗi đau khổ. Anh Triệt mau an ủi em
đi…”
Giản Triệt nhìn cô, nhẹ nhàng nói: “Để anh đàn cho em nghe”.
Tiếng đàn du dương như dòng suối trong lành, mát dịu, thanh khiết, rót vào
lòng Hiểu Khê từng giọt, từng giọt. Cô chỉ im lặng nhìn mười ngón tay linh
động điêu luyện của anh nhẹ nhàng lướt trên phím đàn, phát ra những âm
thanh huyền hoặc êm ả. Thật lạ, tiếng đàn đã dần giải tỏa tâm trạng lo lắng
của cô…
Hiểu Khê bật nói: “Anh cũng muốn biết hôm trước tại sao em về muộn