cứu ba lần, mỗi lần nửa tiếng”.
Bác sĩ vẫn cau có hỏi: “Tại sao cô dám tự ý điều trị cho anh ta? Cô đã hỏi ý
kiến tôi chưa?”.
Mặt Hiểu Khê ỉu xìu, đáp: “Em sợ nếu hỏi bác sĩ sẽ không cho”.
Bác sĩ lại căn vặn tiếp: “Cô tùy tiện chữa bệnh như vậy, nếu xảy ra hậu quả
gì, ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Cô nhé!”.
Hiểu Khê xị mặt nhưng vẫn đáp: “Vâng, em chịu… Nhưng… em phải dám
chắc chắn mới chữa”.
Bác sĩ Susi cười nhạt, liếc xéo Giản Triệt đang im lặng, bực bội hỏi: “Anh
để cô ta làm loạn à?”
Giản Triệt trìu mến nhìn Hiểu Khê, cười nói: “Tôi tin tưởng Hiểu Khê.
Không sao đâu, bác sĩ đừng quá lo lắng”.
Trong khi đó, Hiểu Khê lo lắng: “Bác sĩ ơi, tình hình tay anh ấy thế nào
rồi?”.
Bác sĩ mặt mũi rất nghiêm trọng, không thèm đáp.
Hiểu Khê càng sợ hơn, giật mạnh tay ông, năn nỉ: “Bác sĩ ơi, nói đi mà!”.
Bác sĩ càng khó chịu: “Cô không phải rất hiểu sao? Hỏi tôi làm gì?”.
Hiểu Khê tức chết đi được, tay nắm chặt, cố kìm nén không gây chuyện với
vị bác sĩ cau có này. Giản Triệt cười xòa, lấy tay chấm mồ hôi trên trán cô,
cất tiếng dịu dàng xua tan cơn bực bội của Hiểu Khê: “Không nên mắc lừa,
bác sĩ Susi đang trêu em đấy!”. Nói rồi anh nhìn sang bác sĩ Susi, ánh mắt
anh bừng sáng và cả quyết.
Bác sĩ Susi ngắm nhìn anh hồi lâu, rồi quay sang Hiểu Khê đang căng
thẳng vì chờ đợi. Ông chỉ thốt ra hai chữ gọn lỏn: “Kỳ tích!”
Hiểu Khê mặt đỏ bừng, tim đập thình thịch, hân hoan reo lên: “Thật không
ạ? Cuối cùng đã có kỳ tích phải không? Tay phải của anh ấy có thể hoàn
toàn hồi phục rồi phải không? Bác sĩ làm ơn nói nhanh đi”.
Bác sĩ chậm rãi đáp: “Qua kiểm tra ban đầu, tôi thấy tay phải của Triệt đã
có biến chuyển tích cực. Khớp, cổ tay, ngón tay đều có phản ứng. Đây là
điều không thể tưởng tượng nổi. Đúng là việc châm cứu của cô rất có tác
dụng”.
Hiểu Khê vui mừng, nhảy cẫng lên: “Vậy tiếp đó sẽ thế nào?”.