THUYỀN VỀ BẾN NGỰ - Trang 6

vào gót sắt nghe chan chát.
Ông Thị Gián được lính Nhật dẫn vào gặp đám sĩ quan, rồi từ đó mất tích,
không còn ai biết ở đâu nữa. Sau đó bà Cẩm Thúy, mẹ của Phương Thảo đi
hỏi thăm khắp đó đây, từ Đại Nội đến dân gian, không một ai biết thêm gì
nữa.
Sự mất tích của ông Thị Gián, một quan chức ở triều đình Huế, ban đầu có
nhiều người bàn tán, nhưng sau đó cũng nguôi dần, không còn ai để ý đến.
Riêng gia đình Phương Thảo gánh chịu một thảm họa nặng nề. Bà Cấm
Thúy buồn nhớ chồng lâm bệnh, tinh thần không còn minh mẫn như xưa.
Gia đình chỉ có hai mẹ con. Trước kia ông Thị Gián còn tại chức thì được
triều đình cho ở một phòng công thự, nhưng từ lúc ông Thị Gián mất tích
thì mẹ con Phương Thảo phải dọn ra ở một căn phố hẹp nơi hẻm nhỏ của
người dì Phương Thảo nhường lại.
Họa vô đơn chí trong lúc bất hạnh thì bệnh hoạn, túng thiếu, buồn bà…thi
nhau đổ dồn vào cuộc sống cô đơn của mẹ con bà Cầm Thúy.
Phương Thảo dù có nhớ cha, thương mẹ cũng không biết phải làm sao hơn.
Nàng nghỉ học từ giã mái trường và buồn bã ghi vào quyển lưu niệm của
người bạn thân một bài thơ Xa trường

“Đồng Khánh chia xa nặng trĩu buồn
Lệ rơi lã chã, tóc sầu buông
Đời xanh lạc hướng vương thương nhớ
Gót đỏ phai màu bạt gió sương
Mắt ngỡ phôi pha màu giấy bút
Tai vờn trút nhẹ nợ văn chương
Từ nay thôi gởi tình thơ lại
Ngơ ngẩn trông ai dưới mái trường”.

Một cô nữ sinh bỏ học chèo thuyền đi bán chè hàng đêm trên sông, không
phải là chuyện bình thường trong xâ hội, nhất là sau những tháng chèo
thuyền, Phương Thảo trở nên mục tiêu hấp dẫn của khách hảo ngọt về đêm.
Bà Cẩm Thúy trong hoàn cảnh ngặt nghèo túng quẫn, tuy bản chất chiều
chồng, thương con, sống bằng lối phô trương bên ngoài của con người xứ
Huế, không muốn để con gái mình nhuộm phong sương, la cà với lớp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.