THUYẾT PHỤC BẰNG TÂM LÝ - Trang 199

ta lao đến thành công của kẻ khác mà là khi uy tín (với cả công chúng và cá
nhân) bị hạ thấp. Lúc đó chúng ta mới có ý đồ lợi dụng để khôi phục hình
ảnh.

Tôi cho rằng hỗn loạn sau chiến thắng của đội hockey Mỹ tại

Olympic 1980 xảy ra khi uy quyền của Mỹ đã giảm sút. Chính phủ Mỹ đã
bất lực trước tình trạng người Mỹ bị bắt làm con tin ở Irắc và Liên Xô
chiếm dần Afghanistan. Đó chính là lúc mà những người dân thường cần
chiến thắng của đội hockey và cần thể hiện hay thậm chí tạo ra sự quen biết
với đội bóng. Ví dụ, chúng ta không ngạc nhiên khi biết bên ngoài sân đấu
hockey, sau chiến thắng đội Liên Xô, những kẻ đầu cơ kiếm được cả trăm
đô–la cho một cặp cuống vé!

Mặc dù ai cũng muốn hòa mình vào ánh hào quang chiến thắng ở

mức độ nào đó, nhưng với những người sẵn sàng đợi hàng giờ trong tuyết
để mua một cuống vé của trận đấu mà họ không xem với giá 50 đô–la chỉ
để chứng tỏ với bạn bè ở nhà rằng họ có mặt trong chiến thắng lớn này lại
là một điều lạ thường. Họ thuộc loại người gì vậy? Nếu tôi đoán không
nhầm, họ không hẳn là những người hâm mộ thể thao cuồng nhiệt; họ là
những cá nhân có một thói xấu còn che giấu – một quan niệm bản thân kém
cỏi. Sâu thẳm trong con người họ là ý thức về giá trị bản thân thấp đến nỗi
họ không tự tạo thanh thế cho mình bằng thực lực mà mượn thành tích của
người khác. Loại người này trong xã hội cũng khá đa dạng. Người phô
trương thanh thế bằng cách tự nhận là mình quen biết với những nhân vật
nổi danh là trường hợp kinh điển. Loại thứ hai là những cô gái đi theo cổ vũ
các ban nhạc rock, họ trao đổi tình dục để có quyền khoe với các cô bạn gái
là mình đã từng "qua đêm" với một nhạc sĩ nổi tiếng. Dù ở dạng nào thì
hành vi của những cá nhân đó cùng có chung chủ đề – bi kịch của việc đạt
được thành công không dựa vào thực lực của mình.

Những người như vậy áp dụng nguyên tắc liên hệ theo các cách khác

nhau. Thay vì tâng bốc sự quen biết với những người nổi tiếng, họ lại cố
sức thổi phồng thành công của người khác. Ví dụ minh họa rõ ràng nhất cho
hiện tượng này là các bà mẹ của những ngôi sao nhí, họ quá bị ám ảnh bởi
sự nổi tiếng của con mình. Tất nhiên không chỉ có các bà mẹ. Năm 1991,
một bác sĩ sản khoa ở Davenport, Iowa đã chấm dứt dịch vụ chăm sóc sức
khỏe với các bà vợ của ba quan chức trường học. Nghe nói lý do là con trai

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.