ỨNG PHÓ VỚI NGUYÊN TẮC BẰNG CHỨNG XÃ HỘI
Cũng không quá khó để cảm nhận sự cảnh báo chống lại áp lực do
tình trạng khan hiếm gây ra. Nhưng để có thể hành động theo sự cảnh báo
đó thì khó khăn hơn nhiều. Vấn đề là ở chỗ, phản ứng đặc thù đối với tình
trạng khan hiếm che lấp khả năng suy xét của chúng ta. Khi thấy thứ gì mà
chúng ta muốn không còn sẵn có như trước, chúng ta thoạt sự thấy lo âu.
Đặc biệt trong những trường hợp có sự cạnh tranh trực tiếp, máu sẽ dồn lên,
sự tập trung bị thu hẹp và cảm xúc bắt đầu dâng lên.
Khi đó, hướng hành động theo bản năng sẽ tiến lên trong khi mặt
nhận thức và lý trí thì rút lui. Khi sự khuấy động đó diễn ra, thật khó có thể
giữ bình tĩnh và cân nhắc kỹ lưỡng hướng tiếp cận của chúng ta. Giám đốc
đài truyền hình CBS, Robert Wood, phát biểu sau khi trở về từ chuyến
phiêu lưu Poseidon: "Bạn mắc nghiện một thứ và bị nó thúc giục. Ngay lập
tức bạn không còn xem xã đến logic nữa".
Do vậy, sau đây là dự đoán của chúng tôi: việc có thể nhận biết
nguyên nhân và cơ chế tác động của áp lực gây ra từ tình trạng khan hiếm
không đủ để bảo vệ chúng ta. Bởi vì nhận biết là cái thuộc về khả năng
nhận thức, mà quá trình nhận thức lại bị cảm xúc áp đặt khi chúng ta phản
ứng với tình trạng khan hiếm. Thực tế, điều này có thể là nguyên nhân lý
giải vì sao các thủ thuật đề cập đến sự khan hiếm lại đạt hiệu quả rất cao
như vậy. Khi áp dụng hợp lý những thủ thuật này, hành động đầu tiên bảo
vệ chúng ta khỏi những hành vi ngớ ngẩn – tức là, phân tích tình hình kỹ
lưỡng – sẽ ít có khả năng xảy ra.
Nếu bị sự khuấy động che phủ trí óc nên không thể dựa vào sự hiểu
biết về quy luật khan hiếm để thúc đẩy những phản ứng cần trọng và đúng
đắn, thì chúng ta có thể dựa vào cái gì? Có lẽ, dựa theo môn võ Judo, chúng
ta có thể sử dụng chính sự khuấy động đó làm phương pháp phản ứng
chính. Bằng cách này, ta có thể biến sức mạnh của kẻ thù thành lợi thế của