THUYẾT PHỤC BẰNG TÂM LÝ - Trang 261

mình. Thay vì dựa vào việc phân tích toàn diện và kỹ lưỡng tình hình,
chúng ta chỉ cần hướng mình theo khả năng mang tính bản năng xuất phát
từ bên trong đối với sự cảnh báo. Bằng cách làm suy giảm sự xuất hiện của
những khuấy động lý trí với cường độ ngày càng mạnh trong các tình huống
khai thác sự chấp thuận từ phía chúng ta, chúng ta có thể tự cảnh báo mình
về khả năng có mặt của những thủ thuật khan hiếm và sự cẩn trọng cần thiết
trong những tình huống như thế.

Nhưng giả sử chúng ta sử dụng kỹ thuật lấy những cơn khuấy động lý

trí đang dâng trào làm dấu hiệu để tự trấn tĩnh và bắt đầu hành động cẩn
trọng như thế này, rồi sao nữa? Liệu có thông tin nào khác mà ta có thể sử
dụng để đưa ra những quyết định đúng đắn khi đối mặt với tình trạng khan
hiếm? Rốt cuộc, nếu chỉ nhận thức được rằng chúng ta nên hành động cẩn
trọng thì cũng không có nghĩa ta biết phải hành động theo hướng nào. Sự
nhận thức đó chỉ cho ta biết những tình huống cần thiết phải đưa ra quyết
định có suy xét kỹ lưỡng.

May thay, có một thông tin mà ta có thể lấy làm căn cứ để có thể đưa

ra quyết định đúng đắn với những thứ khan hiếm. Một lần nữa, kết quả lại
được rút ra từ nghiên cứu bánh–quy–kẹp–sô– cô–la. Các nhà nghiên cứu đã
tìm ra một điều dường như rất lạ nhưng đúng về sự khan hiếm: Mặc dù
được xếp vào loại được ưa chuộng nhưng những chiếc bánh quy khan hiếm
này cũng không được đánh giá là ngon hơn những chiếc bánh quy có nguồn
dồi dào. Như vậy, mặc dù sự khan hiếm khiến cho người ta ao ước những
chiếc bánh quy (người đánh giá trong thí nghiệm cho biết họ ngày càng
khao khát và sẵn sàng trả giá cao để mua được những chiếc bánh khan
hiếm), thì điều này cũng không làm những chiếc bánh đó ngon hơn. Sự
sáng suốt có ý nghĩa quan trọng là ở chỗ đó. Sự thích thú của người mua lúc
này không phải để tận hưởng mà để sở hữu một món hàng khan hiếm.
Chúng ta không được nhầm lẫn hai mục đích này.

Bất cứ khi nào đối diện với những áp lực do sự khan hiếm của một

món hàng hóa, chúng ta phải đối diện với câu hỏi: cái mà ta muốn ở món
hàng là gì? Nếu câu trả lời là vì lợi ích được sở hữu một thứ hiếm có mang
tính xã hội, kinh tế hay tâm lý, thì áp lực từ sự khan hiếm sẽ chỉ cho ta biết
ta muốn trả bao nhiêu cho món hàng đó – món hàng càng khan hiếm bao
nhiêu thì ta thấy nó càng giá trị bấy nhiêu. Những thông thường, ta không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.