TIA CHIẾU KHỦNG KHIẾP CỦA KỸ SƯ GARIN - Trang 234

muốn tôi cũng phải liều hy sinh hết trong ván bài của chúng ta đấy ... Bà
hãy nhìn vào đây ... Đây là sơ đồ chính.

Thật đơn giản như hai với hai là bốn vậy. Nếu cho đến nay vẫn chưa ai chế
tạo ra bộ máy này thì đó chỉ là việc thuần túy ngẫu nhiên mà thôi. Toàn bộ
bí mật là ở tấm gương hình hypécbôn (A) mà hình dạng tựa như tấm gương
của chiếc đèn chiếu thông thường, và ở mẩu samônít (B) cũng được làm
thành hình cầu hypécbôn. Qui tắc hoạt động của các tấm gương hypécbôn
như sau:

Tất cả các tia sáng rơi vào mặt trong của gương hypécbôn đều hội tụ vào
một điểm, vào tâm điểm của hình hypécbôn ... Cái đó thì ai cũng biết rồi.
Còn bây giờ là những điều còn chưa ai biết: tôi đặt vào tâm điểm của tấm
gương hình hypécbôn một hình hypécbôn thứ hai (được vẽ lộn ngược lại) -
đó là một mặt hypécbôn quay, được tiện bằng samônít, một khoáng chất
khó nóng chảy, nhẵn bóng đến mức lý tưởng (B) và có trữ lượng vô tận ở
miền Bắc nước Nga. Vậy tình hình các tia sẽ ra sao?

Những tia sáng hội tụ ở tâm điểm gương (A) sẽ rơi vào bề mặt của hình
hypécbôn (B) và hắt nó lại theo chiều song song, - nói một cách khác, hình
hypécbôn (B) hội tụ tất cả các tia thành một tia duy nhất, hoặc thành một "
sợi tia " có độ dày bất kỳ.

Khi xoay vặn gương hypécbôn (B) bằng vít đo vi lượng, tôi có thể tùy ý
làm tăng hay giảm độ dày của " sợi tia " . Việc hao tốn năng lượng của " sợi
tia " khi nó đi qua không khí có thể coi là không đáng kể. Đồng thời, tôi có
thể đưa " sợi tia " (thực tế là như vậy) mảnh tới mức bằng độ dày của chiếc
kim.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.