138
Ch
ẳng bao lâu sau những tiếng rên rỉ ngừng; đứa bé đi ngoài ba lần bình thường và
ch
ất nhầy đẩy ra ngoài. Thân nhiệt giảm dần dần từ 104,5 ° đến 97 °F, và sáng hôm
sau đứa trẻ tưởng như sắp chết này đã khỏe lại – hoàn toàn khỏe mạnh! Nó đã dạy tôi
m
ột bài học tuyệt vời và củng cố niềm tin vào phương pháp của bác sĩ Graham mà tôi
v
ẫn tiếp tục sử dụng sau này [12].
Cách điều trị này có liên quan như thế nào đến các ý tưởng chữa bệnh toàn diện mà ta đã thảo
lu
ận? Tính tổng thể hoặc tính bối cảnh có thể được áp dụng ở các mức độ vi mô cũng như vĩ
mô c
ủa cuộc sống. Lewis Thomas nói với chúng ta rằng các vi khuẩn “sống chung với nhau
theo
các nhóm dày đặc; các nhóm này phụ thuộc lẫn nhau, cung cấp thức ăn và hỗ trợ môi
trường sống cho nhau …” và rằng “chúng ta không thể cô lập một phần khỏi phần còn lại, và
r
ồi chăm nuôi nó một mình, như là việc chúng ta không thể giữ một con ong sống đơn độc xa
r
ời tổ của nó” [13]. Những vi khuẩn không chỉ “thích tụ tập” mà chúng còn, trong một khía
c
ạnh nào đó, là tắc kè hoa, tức chúng phản ánh cái môi trường mà chúng không thể tách rời.
M
ỗi loại vi khuẩn “đã được nghiên cứu như là một mẻ cấy thuần túy chỉ bằng cách cô lập nó
trên m
ột chất dinh dưỡng được gọi là môi trường”, Christopher Bird nói với chúng ta. “Trong
khi
ở bên ngoài một con vật chủ hoặc cơ thể, vi khuẩn rất khó để nuôi cấy” [14]. Cũng cần
lưu ý rằng để nuôi cấy vi khuẩn ta cần sử dụng thức ăn đã chết hoặc đang phân hủy [15].
Điều này có gợi mở gì đến chuyện “con vi trùng lởn vởn” và việc vi trùng “tấn công” con
người? Chẳng phải sẽ là toàn diện hơn khi nghĩ về một môi chất có chứa các vi sinh vật – mà
xâm nh
ập vào hệ sinh thái của một cơ thể hay một cộng đồng của các cơ thể? Nếu môi chất
đó ở trong tình trạng phân hủy, vi sinh vật sẽ gây bệnh. Ở mức độ mà hệ thống hỗ trợ sự sống
c
ủa một cá nhân hay một cộng đồng là không cân bằng và độc hại, thì sự xâm nhập của các
ch
ất lạ sẽ đẩy nhanh sự thay đổi theo hướng bệnh lý. Ở mức độ mà hệ sinh thái của cơ thể
hay c
ộng đồng là cân bằng và “sạch sẽ”, tức là không có các chất thải tích lũy, thì quá trình
t
ạo vi khuẩn gây bệnh sẽ bị đảo ngược hoặc hủy bỏ. Phương pháp điều trị dung nước của bác
sĩ Graham và Wright cho thấy rằng khi cơ thể sạch sẽ từ bên trong, vi khuẩn gây bệnh sẽ
không còn gì để ăn và quá trình bệnh tự động đảo ngược.
M
ối quan hệ giữa sự mất cân bằng và độc tính có lẽ được minh họa tốt nhất bằng dinh dưỡng.
S
ự nhấn mạnh của chúng ta về thực phẩm toàn bộ, tự nhiên, không bị pha trộn là một phần
c
ủa lối tư duy theo ngữ cảnh vốn là đặc điểm của chủ nghĩa toàn bộ. Khi thức ăn bị phân
m
ảnh thì nó không còn cân bằng và có thể tạo ra dư lượng hóa chất độc hại trong cơ thể. Ví
d
ụ, đường trắng và bột tinh luyện khi được chuyển hóa trong cơ thể sẽ sinh ra các chất độc
h
ại như acid pyruvic và đường bất thường có năm nguyên tử carbon gây trở ngại cho quá
trình hô h
ấp ở các tế bào và rồi rối loạn chức năng ở một bộ phận nào đó của cơ thể. Điều này
b
ắt đầu quá trình của bệnh thoái hóa [16].
B
ởi bất kỳ loại thực phẩm bị pha trộn nào đều tạo ra sự mất cân bằng trong cơ thể chúng ta,
nên ta có th
ể hình dung việc thanh lọc và tái cân bằng như là công việc sửa chữa để đảo
ngược quá trình gây ra các căn bệnh nguy kịch. Việc lập lại cân bằng, trong một nghĩa nào
đó, chính là việc làm sạch, và ngược lại. Trong hai minh họa sau chúng ta sẽ xem xét việc
đưa các chất độc vào hệ thống sẽ tạo ra sự mất cân bằng như thế nào và làm thế nào để ta có