20
Chương 1. Sự chuyên chế mà ai cũng biết
B
ất cứ hành động nào xảy ra do sai khiến hay do sợ hãi thì đều không phải là đạo đức.
Mahatma Gandhi, Ethical Religion
Sự phổ biến và sự nghiện
Th
ời đại của chúng ta được gọi là thời đại thông tin. Nó cũng có thể được gọi là thời đại của
thông tin sai l
ạc. Với sự xuất hiện của công nghệ điện tử, bây giờ chúng ta có thể đưa thông
tin/làm sai l
ạc thông tin tới nhiều người hơn bất cứ thời đại nào khác trong lịch sử. Được tích
h
ợp trong các mảnh thông tin mà chúng ta vẫn nhận được hàng ngày là những phần của “cái
mà ai cũng biết”, sự hiểu biết truyền thống mang tính văn hóa mà các triết gia gọi là “các tiền
đề” hoặc là “các giả định gốc”. Bởi vì các hiểu biết truyền thống này kiến tạo nên sự nhận
th
ức và diễn giải của chúng ta về thế giới, ta có thể nói rằng “cái mà ai cũng biết” đang nằm
trong phòng điều hành của cái tâm lý tập thể của chúng ta. Sức mạnh của nó bắt nguồn chủ
y
ếu từ sự thiếu nhận biết của chúng ta về nó; bởi vậy cho nên việc lật lại những giả định căn
b
ản là một phần của quá trình trở nên tỉnh táo và mạnh mẽ hơn.
Trong n
ền văn hóa của chúng ta, việc chữa lành và sức khỏe đã trở nên đồng nghĩa với công
vi
ệc của ngành y và cách mà nó quản lý việc dùng thuốc, phẫu thuật, xạ trị, và tiêm chủng.
Cái nghi th
ức cuối cùng này là tiêu điểm của cuốn sách của chúng tôi. Nó được chọn, thứ
nh
ất bởi một sự chống đối cá nhân đối với luật tiêm chủng bắt buộc ở bang Virginia; thứ hai
b
ởi trong số các thực hành của y học hiện đại thì cái “nghi thức” này là cái mà được làm theo
m
ột các mù quáng và ráo riết nhất; và thứ ba, những giả định mà việc thực hành này dựa trên
cũng là những giả định đằng sau hầu hết những sự phá hoại và lãng phí của y học hiện đại.
Nh
ững sự phá hoại và lãng phí này còn vươn xa khỏi biên giới của y học.
Thành t
ựu của y học đã trở nên phổ thông tới mức ta không khó để bắt gặp các bài tán dương
v
ề một khía cạnh nào đó của nó trên các trang báo hay tạp chí – ví dụ, các lời khuyên của bác
sĩ; các “đột phá” của y học; những lời cường điệu về những chứng bệnh đã được cứu chữa
b
ởi các công nghệ y học tiên tiến; việc cấy ghép nội tạng; và những liên tưởng tới tương lai
bao g
ồm những công nghệ nghe rất hấp dẫn như sinh sản vô tính, giữ lạnh, v.v… Ngay cả
nh
ững vấn đề của y tế, như là việc gia tăng chi phí, cũng được thảo luận như thể các nguyên
nhân th
ực là thứ yếu, ví dụ như việc gian lận hóa đơn, sự chia chác tiền thù lao, các cuộc
ph
ẫu thuật không cần thiết, hay các bác sĩ phẫu thuật kém trình độ. Liệu có khi nào chúng ta
nghĩ rằng vấn đề thực có thể đang nằm trong chính hệ thống y tế, các giả định cơ bản của nó
v
ề bản chất của con người và, đặc biệt là, sự liên quan của con người đối với các hoàn cảnh
c
ủa sức khỏe và bệnh tật? Do bởi vai trò độc quyền của nghề y trong hệ thống chăm sóc sức
kh
ỏe hiện tại, những giả định này đang được tích hợp một cách chặt chẽ trong nền văn hóa
c
ủa chúng ta.
Khi ta liên tưởng về một bác sĩ, đặc biệt là một bác sĩ của gia đình, hình ảnh của một bác sĩ y
khoa s
ẽ tự động xuất hiện. Liệu điều này có phải là do chỉ có duy nhất triết lý của y khoa về
s
ức khỏe và bệnh tật là được dạy trong các trường đại học công lập và được chuyển tải trên
các phương tiện truyền thông? Liệu có phải là do chỉ có các bác sĩ y khoa được cấp phép để