Đầu tiên sắp đặt một trò tìm kho báu, con bạn sẽ thu nhặt hết những đồng
xu lẻ rải rác trong nhà. Đừng bỏ qua túi áo khoác, áo vét, ngăn kéo, ví cũ và
dưới nệm ghế sa-lông đấy nhé!
— Luật chơi
Tại bàn bếp, bạn hãy giúp trẻ chia nhỏ “kho báu” thành từng chồng
những đồng 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng.
— Chiến thắng
Hãy xem con bạn có thể tạo được bao nhiêu tổ hợp xu khác nhau trị giá
10.000 đồng. Nếu con bạn tạo được từ ba tổ hợp khác nhau trở lên, trẻ sẽ
giành được chiến thắng!
Trẻ sẽ rất ấn tượng với một chồng 200 đồng trước mặt. Đây là thời điểm
cực kỳ thích hợp để nhấn mạnh với trẻ giá trị của 10.000 đồng mà có thể là
một người, cha mẹ chẳng hạn, phải làm việc vất vả thế nào để kiếm được.
Sau khi hoàn thành trò chơi, chỉ cho trẻ cách “cuộn” những đồng xu vào
những ống giấy mà các ngân hàng thường dùng (bạn có thể tự làm lấy các
ống giấy này). Sau khi đếm xong mỗi nhóm tiền xu, hãy giúp trẻ tính tổng
cộng. Chừng ấy “kho báu” có đủ để gọi một suất pizza không nhỉ?
* Trẻ từ 5 đến 8 tuổi
Chuẩn bị những chiếc hũ hay chiếc bình dùng để đựng riêng tiền tiết
kiệm; tiền tiêu sẽ để ở một chỗ khác, như trong ví chẳng hạn. Mỗi tuần khi
bạn cho nhóc tì nhà bạn tiền tiêu vặt, hãy cùng con “ký gửi” tiền vào cái hũ
tiết kiệm đó.
— Bí quyết
Kiếm một hũ trong suốt để trẻ có thể thấy số tiền đầy dần lên sau mỗi
tuần. Hãy cùng trẻ khám phá niềm vui thích khi thấy tài khoản của nó “sinh
sôi nảy nở”!
Rất nhiều bé ở độ tuổi này có thể chơi được trò tiếp theo đây, trò Tiền-
Thừa. Trả lại tiền, hay kiểm tra xem có nhận được đủ số tiền thừa sau khi
mua hàng không, là công đoạn khó khăn với một đứa trẻ (và cả một số người
lớn!) vì việc này đòi hỏi khách hàng phải thực hiện nhanh chóng và ngay lập
tức một số phép toán số học và thường xuyên chịu áp lực đáng kể từ những
người xung quanh.
Trò chơi trong bếp này nhằm giúp trẻ bước đầu làm quen sơ sơ với tiền