BẠC
Tôi có nói ở phần trước về việc rất nhiều người trong chúng ta lớn lên coi
tiền bạc là “nguồn gốc của mọi tội ác” hay một công cụ quyền lực và tha
hóa. Thực tế thì tiền bạc là vật cực kì trung lập, nhưng lại không bao giờ tồn
tại ở trạng thái trung lập. Người ta có thể nhận tiền, có thể chi tiền – bao gồm
cả việc tiêu hoặc là cho đi – hay cũng có thể giữ tiền. Ba trong số các lựa
chọn đó là những tương tác xã hội, và lựa chọn thứ tư về cơ bản là sự chuẩn
bị cho một trong ba lựa chọn kia. Tất cả các lựa chọn đều có thể được thực
hiện một cách khôn ngoan hay ngờ nghệch, hào phóng hay tham lam, thậm
chí trung thực hay gian dối. Vậy nên tiền bạc trở thành một công cụ thể hiện
giá trị, và nó cũng được dùng làm công cụ giáo dục về giá trị.
Dưới đây là một cách bạn có thể nói với con về giá trị.
Bạn sẽ làm gì nếu nhân viên thu ngân trả lại bạn quá số tiền thừa? Bạn sẽ
đưa lại cho người ấy hay giữ luôn khoản đó? Bạn muốn con bạn làm gì trong
tình huống đó?
Trò chơi Tiền-Thừa có thể là một cơ hội để trao đổi với con bạn về lòng
trung thực và giá trị bản thân. Hãy nhớ đề cập tới cả hậu quả có thể xảy đến
với người nhân viên thu ngân bận bịu đã mắc lỗi kia. Liệu anh ấy hoặc cô ấy
có bị mất việc vì lỗi đó? Hay người thu ngân sẽ phải bỏ tiền túi để bù cho
công ty số tiền đó?
Ngoài ra, hãy nói với con bạn cách xử lý tình huống nhân viên thu ngân
trả tiền thừa không đủ. Là một cựu giám đốc ngân hàng, tôi có thể khẳng
định hầu hết các thủ quỹ chuyên nghiệp được huấn luyện để đếm số tiền họ
trao cho bạn bằng cách nhẩm miệng và cả bằng hành động. Nhưng trong đời
sống, nhất là bên ngoài ngân hàng, mọi chuyện không phải lúc nào cũng như
thế.
Nếu nhân viên thu ngân hay người bán hàng đơn giản chỉ trao tiền cho
bạn mà không đếm, tôi khuyến cáo mọi người tiêu dùng, cả người lớn và trẻ
em, hãy tập thói quen làm theo các bước sau:
CÁCH NHẬN TIỀN THỪA TỪ NGƯỜI BÁN HÀNG HAY NGƯỜI
THU NGÂN