Nhiều bậc cha mẹ mở tài khoản tiết kiệm cho con mình ngay khi đứa trẻ
vừa chào đời. Những tài khoản đó, gọi là tài khoản giám hộ , được đứng tên
chung giữa cha mẹ và đứa trẻ. Nếu bạn chưa mở tài khoản ngân hàng khi bé
nhà bạn mới sinh thì giờ là thời điểm thích hợp để bạn làm điều đó.
Hãy liên hệ với ngân hàng của bạn – hầu hết ngân hàng khuyến khích
hình thức “giao dịch ngân hàng chung”, có nghĩa là mọi số dư tài khoản của
một gia đình sẽ được tính vào số dư tối thiểu ngân hàng đòi hỏi. Tài khoản
của con bạn, dù nhỏ đến đâu, cũng nằm trong “giao dịch chung” đó.
Hiện tại, loại hình tài khoản tiết kiệm phổ thông nhất là tiết kiệm kê
khai
, nhưng nhiều ngân hàng vẫn cung cấp tài khoản sổ tiết kiệm. Tài
khoản sổ tiết kiệm sẽ thú vị hơn với con bạn bởi lẽ cuốn sổ sẽ được đóng dấu
mỗi khi có tiền ký gửi. Nếu ngân hàng của bạn chỉ cho phép tài khoản tiết
kiệm kê khai, hãy cho trẻ xem tờ kê khai mà ngân hàng gửi về mỗi khi bạn
nhận được.
Các con tôi mở tài khoản ở tuổi nhỏ hơn nhiều, song phần lớn là vì chúng
thường theo chân tôi đến ngân hàng làm việc. Với nhiều cô cậu nhóc thì độ
tuổi lên 4 lên 5 không phải là quá nhỏ để tìm hiểu về tài khoản tiết kiệm.
Với những trẻ nhỏ hơn, hãy cho chúng đi cùng anh chị lớn hằng tuần để
gửi tiền, xác nhận tổng số dư và cùng tận hưởng niềm phấn khởi khi thấy số
tiền lớn dần lên. (Xem Chương 5 để biết thêm chi tiết về ngân hàng.)
Sau niềm phấn khích ban đầu khi mở được tài khoản tiết kiệm đầu tiên,
bạn có thể khơi mào một kế hoạch tiếp theo để củng cố niềm vui tiết kiệm
của con trẻ.
Hãy cùng con bạn chọn một món đồ chơi, đĩa game hay một cuốn sách có
giá không quá số tiền tiêu vặt trong 2 tuần của trẻ. (Nếu con bạn dưới 9 tuổi,
hãy lưu ý việc “ghé thăm” món đồ chơi đó sau một tuần để duy trì sự thích
thú). Sau 2 tuần, hãy thực hiện một chuyến đi đặc biệt với trẻ để mua món
đồ. Hãy tỏ ra nhiệt tình và bày tỏ niềm vui trước khả năng tiết kiệm của trẻ.
Hãy tiếp tục phát huy từ thành công nhỏ ấy. Gợi ý trẻ tăng thời gian tiết
kiệm lên 4 tuần để mua một món đồ đắt tiền hơn. Đặt mục tiêu một-tháng
trong một thời gian, rồi tăng dần lên mục tiêu tiết kiệm trong hai tháng, rồi
tăng thời gian tiết kiệm dài hơn nữa.
Nhìn chung với trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 3 đến 7, các món đồ mà chúng