1. Đừng rời “hiện trường” trước khi bạn tự đếm lại tiền trước mặt người
thu ngân. Một khi bạn đã bỏ đi thì nếu có sai sót, gần như sẽ không thể khắc
phục được gì cả.
2. Nếu có sai sót và bạn bị trả tiền thiếu, hãy đứng tại quầy thanh toán và
ngay lập tức thông báo về sự thiếu hụt với người thu ngân.
3. Hãy tỏ ra lịch sự. Đừng tự động kết tội người thu ngân muốn ăn chặn
của bạn. Hầu hết mọi trường hợp thì sự việc chỉ thuần túy là sự nhầm lẫn. Và
đừng quên đó hoàn toàn có thể là lỗi của chính bạn hay một chuyện gì khác
nữa. Cũng có thể giá của món hàng đã bị niêm yết sai.
4. Nếu vấn đề không được giải quyết, hãy yêu cầu nhân viên thu ngân cho
mời người quản lý hay giám sát viên của cửa hàng tới. Điều này sẽ mang lại
một bên thứ ba khách quan (trên lý thuyết) để dàn xếp chuyện xảy ra. Hãy
giải thích vấn đề một cách lịch sự, bình tĩnh và yêu cầu sự can thiệp của
người quản lý. Ở một vài điểm bán hàng, luôn có một phương án “yêu cầu
kiểm tra sổ sách” để so sánh doanh thu ngày hôm đó với số tiền trong ngăn
kéo. Việc này sẽ xác minh được liệu có nhiều tiền trong két hơn so với tổng
doanh thu không, qua đó xác định được số tiền trả lại bạn còn thiếu. Hẳn
nhiên đó là một công đoạn rườm rà, tốn thời gian, nhưng nếu số tiền bị tính
nhầm có giá trị cao thì cũng đáng để làm thế.
5. Nếu việc này không được, giải pháp cuối cùng cho bạn là viết một lá
thư đến ban lãnh đạo công ty. Nhớ ghi rõ ngày giờ chính xác và tên tuổi
những người liên quan, kèm theo lá thư của bạn là một bản sao hóa đơn.
* Mẹo cho người tiêu dùng:
Có hai mẹo nhỏ để tự bảo vệ mình khỏi những sai sót như thế: Đầu tiên,
khi bạn đưa cho người bán hàng một tờ tiền mệnh giá lớn, như tờ 200.000
đồng hay 500.000 đồng, hãy nói lớn số tiền đó lên. Cách này sẽ giúp người
bán hàng chú ý vào mệnh giá tờ tiền.
Tiếp theo, hãy quan sát màn hình khi người bán hàng đưa đồ của bạn qua
mắt điện tử để kiểm tra giá. Đôi khi giá thật của mặt hàng không lưu chuẩn
trên máy tính. Bạn không thể nhớ được giá của mọi món hàng, nhưng bạn có
thể nhận ra những chênh lệch lớn của giá cả đối với một món hàng có giá trị
thấp.
* Trẻ từ 9 đến 12 tuổi