thừa trong điều kiện không áp lực.
Bài tập tiền thừa còn có giá trị khác nữa. Bạn sẽ nhận thấy rằng đếm tiền
rất khác với đếm số đơn thuần.
TIỀN THỪA
— Mục đích
Dạy trẻ cách trả tiền và nhận lại tiền thừa.
— Dụng cụ
Đầu tiên, hãy lấy một số tiền lẻ trị giá 10.000 đồng và chia vào bốn hộp
nhỏ và nông, mỗi hộp dành cho một loại đồng 200, 500, 1.000. Đây sẽ là
quầy thanh toán tưởng tượng của bạn và bé.
Sau đó, chuẩn bị một túi đồ tạp hóa. Hãy đảm bảo mỗi món đồ có giá
đính kèm, hoặc tự bạn đề giá vào nếu cần.
— Luật chơi
Bắt đầu trò chơi, bạn sẽ là khách hàng và con bạn sẽ là nhân viên thu
ngân. Với 1 tờ 10.000 đồng, hãy chọn một món đồ bạn giả bộ mua từ nhóc
thu ngân nhà bạn.
Đưa cho nhóc nhà bạn món đồ đó và tờ 10.000 đồng, rồi giúp trẻ trả lại
bạn đúng số tiền thừa. Lần lượt hai bên đổi chỗ làm người thu ngân và khách
hàng.
Rồi dần dần nâng số hàng hóa từ một lên nhiều món. Chuẩn bị cả những
món hàng bán với giá “1.000 đồng 3 chiếc”.
Hãy linh hoạt và tạo nhiều tình huống với trẻ. Chẳng hạn như khi bạn làm
khách hàng, bạn có thể cố tình mua nhiều hơn 10.000 đồng dự tính, và giảng
giải cho nhóc thu ngân rằng bạn sẽ phải trả hàng lại để giữ hóa đơn dưới
10.000 đồng. (Nhìn chung đây là một tình huống khá xấu hổ trong đời thực,
nhưng lại là một bài tập tính toán rất tốt cho nhóc nhà bạn.)
— Chiến thắng
Người chiến thắng là người mua được nhiều hàng nhất mà không vượt
quá 10.000 đồng cho phép.
DẠY TRẺ CÁC GIÁ TRỊ BẢN THÂN QUA TIỀN