khoản tiền tiêu vặt hằng tuần sẽ cung cấp cho cô hay cậu nhóc một nguồn
thu nhập đủ để trẻ có thể học cách ra quyết định chi tiêu.
Tôi sẽ tập trung hơn vào riêng vấn đề số tiền tiêu vặt ở phần sau của
chương này, nhưng nói chung, số tiền ấy cần phải đủ để các nhóc có thể thực
hành tất cả các bài tập quản lý tài chính giúp trang bị cho tương lai của trẻ.
(Cần nhớ rằng: nếu hồi nhỏ bạn nhận được 5.000 đồng tiêu vặt mỗi tuần thì
nay số tiền đó sẽ không còn cho phép con bạn học được mấy về tài chính
nữa!)
Vấn đề nóng hổi thứ hai về tiền tiêu vặt là có nên gắn số tiền định kỳ này
với các công việc nhà hay không. Nên, nên, nên! Hơn nữa, khi dùng tiền tiêu
vặt để dạy về quản lý tài chính thì khoản tiền hằng tuần này sẽ còn cho trẻ
thấy được mối liên hệ giữa công việc (việc nhà) và tiền bạc (khoản tiền tiêu
vặt), rõ ràng đây là một khái niệm quan trọng. Việc này không những cho
thấy bọn trẻ rồi đến một lúc nào đó sẽ phải làm việc để kiếm tiền, mà qua
việc phải tự kiếm tiền tiêu vặt cũng sẽ nhấn mạnh rằng bạn, cha mẹ chúng,
cũng phải lao động vất vả để có tiền.
Trước khi đề cập đến số tiền cho con định kỳ là bao nhiêu, nên cho khi
nào và ở đâu, hãy xem xét những quyết định mà bạn phải đưa ra với tư cách
người làm cha mẹ trước khi bắt đầu cho con tiền tiêu vặt hằng tháng. Hoặc,
trong trường hợp bạn vẫn đang cho con tiền tiêu vặt, thì bạn có thể tái cơ cấu
việc này ra sao để cho phép trẻ có thể quản lý được những khía cạnh khác
nhau của vấn đề tài chính.
NHỮNG QUYẾT ĐỊNH CẦN CÓ CỦA PHỤ HUYNH
TRƯỚC KHI CHO TRẺ TIỀN TIÊU VẶT
Dĩ nhiên có nhiều cách để dạy cho trẻ quản lý tiền bạc ngoài mô hình tiền
tiêu vặt “kiếm ra – học lấy”. Chúng sẽ được đề cập đến ở phần sau của cuốn
sách. Theo tôi, không gì ý nghĩa với trẻ bằng phương pháp thực hành quản lý
tiền tiêu vặt.
Trước khi bắt đầu, bạn nên tự đặt cho mình những câu hỏi sau:
1. Mình có dư dả để cho con tiền tiêu vặt không? Con có thực sự cần