phải có một khoản tiền quỹ riêng mà trẻ có thể chi tiêu tùy ý (với những giới
hạn mà bạn đặt ra, ví dụ như cấm ngặt ma túy, không mua kẹo bánh, không
mua vũ khí công phá tự động).
Hãy nghĩ đến những ưu tiên tài chính của chính bạn. Bao nhiêu phần trăm
ngân quỹ của bạn dành cho tiết kiệm, để làm từ thiện, và để chi tiêu? Bạn
muốn những ưu tiên của con sẽ tương tự hay khác biệt với của bạn? Chẳng
hạn, bạn có muốn thấy trẻ để dành được nhiều hơn (tính theo tỉ lệ) khả năng
của bạn? Nếu những mảng như tiết kiệm hay làm từ thiện quan trọng đối với
bạn, bạn sẽ phải tăng tiền tiêu vặt định kỳ lên để nhóc có thể hoàn thành
được các mục tiêu đó.
Chia sẻ với con bạn mọi biện pháp sử dụng tiền tích cực: dùng tiền cho
những chi tiêu cấp bách như tiền ăn trưa; để vun đắp tương lai, như tiết kiệm
tiền cho việc học đại học; và có thể chia sẻ với người khác để giúp họ trong
hoàn cảnh thiếu thốn cần trợ giúp.
LÀM TỪ THIỆN
Làm từ thiện là một điều tôi luôn tâm niệm và là điều tôi thường xuyên
nhắc nhở lũ trẻ nhà mình từ khi chúng còn nhỏ. Đây là một bài học có ảnh
hưởng lớn tới trẻ nhỏ hoặc trẻ ở tuổi thiếu niên và đây lại là một cơ hội nữa
để bạn truyền cho con các giá trị cá nhân của mình.
Đóng góp từ thiện có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức, từ việc
cho một người vô gia cư ngoài phố ít tiền lẻ (đây là một bài học trực quan
mạnh mẽ với trẻ, trẻ thấy được rằng rõ ràng trong xã hội còn có những người
kém may mắn hơn mình), cho đến việc gửi tiền tới một tổ chức từ thiện mà
bạn và con cùng chọn lựa. Có rất nhiều tổ chức từ thiện khuyến khích trẻ em
quyên góp cho các trẻ em khác gặp hoàn cảnh khó khăn.
Phần quỹ “ủng hộ” này không nhất thiết phải giới hạn trong những tổ
chức từ thiện truyền thống hay những cá nhân khó khăn. Biết đâu bạn và
nhóc nhà bạn lại thích hướng tới những mục đích khác hơn, như bảo vệ môi
trường hay hỗ trợ một tổ chức nghệ thuật địa phương chẳng hạn.
Hoặc bạn có thể quyên tiền cho những tổ chức từ thiện chung sẽ phân