• Bình 1 dành cho Hoạt động từ thiện (các thành viên trong gia đình phải
tự chọn hoạt động cho mình).
• Bình 2 là Tiền cơ động. Con bạn có thể tiêu món tiền này bất cứ khi nào
trẻ muốn (tùy thuộc vào quy định của gia đình).
• Bình 3 là Tiền tiết kiệm trung hạn, tức là số tiền tích lũy có giá trị nhiều
hơn Tiền cơ động trong một tuần.
• Bình 4 là Tiền tiết kiệm dài hạn. Với trẻ, về cơ bản đây là tiền đi học đại
học.
Nào, giờ ta đi vào vài chi cụ thể tiết nhé.
Hãy xem xét đến từng bình một.
Đầu tiên là bình Từ thiện . Bình này chiếm 10% tổng số tiền tiêu vặt, vậy
hãy đảm bảo cơ cấu tiền tiêu vặt ban đầu được thiết lập để có thể lấy ra 10%
và sau đó chia số còn lại ra làm 3 phần. Chẳng hạn, ba đô la cho 1 đứa bé 3
tuổi ở Mỹ là thích hợp. 30 xu dành cho từ thiện, còn lại 90 xu chia đều cho
mỗi bình kia.
Từ thiện là một khái niệm rất dễ giảng giải cho trẻ, chúng ý thức rất rõ
rằng giúp người khác là việc tốt. Nhưng điều đó cũng không tự nhiên mà
có… trẻ cần được chỉ bảo. Xin nói thêm rằng, chẳng có ý nghĩa gì khi bạn
nói với trẻ, “Con không biết con may mắn thế nào đâu”, hay ôn nghèo kể
khổ kiểu như “Hồi bằng tuổi con, bố phải đi bộ 10 dặm đến trường – cả đi về
đều phải leo qua những quả đồi đấy.” Chẳng ai trong chúng ta hiểu được
mình may mắn thế nào, nhưng khởi tạo một thói quen từ thiện là một cách để
tự nhắc nhở mình. Ngoài ra, việc trò chuyện về những hình thức từ thiện
khác nhau và giúp con bạn quyết định kênh mà nó muốn hỗ trợ là một cách
tuyệt diệu để hiểu thêm về sở thích của trẻ.
Dĩ nhiên, với một đứa trẻ ở lứa tuổi nhỏ hơn, hay một nhóc tì còn lạ lẫm
với mô hình bình đựng tiền, ý tưởng hợp lý cho giai đoạn đầu làm quen là
quan sát cách chi tiêu, cho đến khi trẻ thực sự hiểu rằng 50 xu dành để cho
vào hòm lạc quyên thì luôn nhất định phải đi vào hòm lạc quyên.
Tiền cơ động có thể chi cho bất kì thứ gì trẻ muốn… trong khuôn khổ
những quy tắc của gia đình bạn. Nếu bạn không cho phép trẻ mua kẹo cao su
hay sách truyện tranh thì Tiền cơ động sẽ không được tiêu vào những thứ đó.
Ngoài ra, đó là tiền của con bạn.