Trẻ kiếm được khoản này nên trẻ có quyền chi tiêu.
Khi con trai tôi, Rhett, khi lên bốn tuổi, có lần nó đang đứng xếp hàng
trước quầy thanh toán tại tiệm tạp hóa đợi để chi Tiền cơ động cho món
bimbim yêu thích thì chứng kiến cảnh một bà cụ đứng phía trước mua một
trái cam, hết 34 xu. Bà đếm tiền lẻ và nhận ra mình thiếu 5 xu. Rhett bèn tiến
tới và nói nó sẽ chi giùm bà 5 xu đó.
“Con không phải làm thế đâu, con à,” bà cụ nói.
“Đây là tiền của cháu bà ạ,” nó quả quyết đáp. “Cháu lao động kiếm ra
tiền, và cháu được quyền quyết định sẽ tiêu tiền vào việc gì mà.”
Hãy cùng con bạn lập một kế hoạch Tiết kiệm Trung hạn . Hãy đi ngắm
các món đồ ở cửa hàng đồ chơi hay cửa hàng đồng giá hoặc trên Internet.
Với một trẻ nhỏ, hãy giúp con chọn một thứ giá trị tương đương khoản Tiền
tiết kiệm Trung hạn của 2 hay 3 tuần. Bạn đang dạy trẻ về phần thưởng bị trì
hoãn, đồng thời bạn cũng đang dạy con mình về phần thưởng – và 3 tuần là
một khoảng thời gian dài với trẻ ở tuổi lên ba. Khi trẻ lớn hơn, hãy đặt
những mục tiêu nhiều tham vọng hơn. Bạn có thể cắt một tấm hình món đồ
trẻ muốn mua từ tờ tạp chí, hay in ra từ trên mạng, rồi dán vào chiếc bình để
tạo động lực.
Tiền tiết kiệm Dài hạn cho trẻ một ý niệm về đầu tư cho tương lai của
chính nó. Bạn còn nhớ bài thực hành bạn và trẻ cùng tra trên Internet để tìm
hiểu về lãi suất kép chứ? Đến khi bạn chuyển khoản Tiền tiết kiệm Dài hạn
từ một chiếc bình sang một tài khoản ngân hàng rồi sau cùng là vào những
khoản đầu tư, thì nó sẽ không chỉ là một bài thực hành nữa – đó chính là
cuộc sống thực tế rồi đấy.
VIỆC NHÀ VÀ TIỀN TIÊU VẶT
“Làm thì được trả công” được định nghĩa là công việc vặt ngoài những
việc đương nhiên mà trẻ phải làm . Con bạn cần hiểu được chúng ta là một
gia đình, chúng ta đều là công dân trong ngôi nhà này, và một vài việc nhà là
việc của “Công dân Gia đình”. Ta sẽ phải tham gia giải quyết những việc đó.
Không có một quy luật cứng nhắc nào quy định đâu là việc của “Công