nhiều tiền đến thế không?
2. Con mình đã đủ lớn để bắt đầu học về tiền bạc và trách nhiệm chưa?
3. Công việc vặt nào mình muốn gắn với việc chi trả tiền tiêu vặt?
CÁCH XÁC ĐỊNH SỐ TIỀN TIÊU VẶT ĐỊNH KỲ
Một khi bạn đã quyết định rằng một khoản tiền tiêu vặt định kỳ là một thứ
giáo cụ đắc dụng và rằng con bạn – dù mới chỉ là một nhóc ba tuổi – đã sẵn
sàng để bắt đầu “kiếm ra – học lấy”, bạn cần phải thiết lập một mức “lương”
khởi điểm.
Với hai nhóc con tôi, tôi bắt đầu phát cho chúng tiền tiêu vặt khi chúng
lên 3 và 6 tuổi. Tôi áp dụng một quy tắc cơ bản đơn giản sau: số tiền tiêu vặt
cho các con sẽ là số đô la bằng đúng số tuổi của chúng. Tôi tiếp tục áp dụng
quy tắc này khi bọn trẻ lớn lên.
Phản ứng đầu tiên của rất nhiều người: 3 đô la là quá nhiều với một nhóc
tì 3 tuổi. Vậy hãy để tôi giải thích bạn và nhóc nhà bạn có thể làm những gì
với số tiền này.
Có 3 nội dung căn bản của quản lý tài chính sẽ được ta bàn đến trong
cuốn sách này. Tôi gọi đó là hệ thống S.O.S của mình. Nói một cách khái
quát thì đó là:
1. Saving (Tiết kiệm): Một phần tiền tiêu vặt sẽ phải dành để cho cả mục
đích tiết kiệm ngắn hạn (ví dụ để mua một món đồ chơi hay cho một chuyến
đi chơi đặc biệt) lẫn dài hạn (để mua xe đạp hay đóng học phí đại học).
2. Offering (Ủng hộ): Đây là một phần tiền nhỏ được dành ra để quyên
góp cho các tổ chức từ thiện hay cho những người kém may mắn hơn. Dù là
số tiền nhỏ, song đây vẫn là một phương pháp đáng giá để cha mẹ dạy con
về giá trị bản thân thông qua tiền bạc bằng việc cho trẻ thấy cách chia sẻ tài
sản của mình.
3. Spending (Chi tiêu): Dựa vào dự toán bạn cùng lập với con, một phần
tiền của trẻ sẽ dùng để chi cho các khoản phí cụ thể. Đó có thể với những
đứa nhỏ là tiền ăn trưa hay vé xe buýt, cho đến toàn bộ tiền quần áo một năm
đối với những nhóc tuổi teen sành điệu hơn. Tuy nhiên, ở mọi độ tuổi, cần