TIỀN KHÔNG MỌC TRÊN CÂY - Trang 90

chuyện đó. Chỉ cần nhớ rằng con bạn nhiều khả năng sẽ tiếp nhận cách thức

ấy.

DẠY DỖ “CÓ ĐIỀU KIỆN”

Hình thức thứ hai truyền đạt kiến thức cho trẻ, như tôi đã nói, là có chủ ý.

Đó là một khoảnh khắc đời thường khi mà bạn dừng lại và giảng giải hay

hướng dẫn con bạn bằng một thái độ nào đó. Tôi gọi đó là giáo dục có điều

kiện, bởi vì thường có một chuyện gì đó xảy ra trong môi trường sống hằng

ngày, khung cảnh hay tình huống đặc biệt sẽ đòi hỏi bạn thực hiện một bài

giảng cơ động tại chỗ.

Ví dụ, có lẽ bạn sẽ nhớ đến và thấy cần thảo luận về vấn đề phép tắc bên

bàn ăn trong bữa tối khi nhận ra cục cưng của mình đang vừa say sưa chuyện

trò và vừa phúng phính nhai cơm. Hay bạn sẽ giải thích những điểm căn bản

về nướng bánh hoặc sửa chữa chiếc xe đạp khi đang làm chính việc đó với

nhóc nhà bạn đứng bên cạnh.

LỚP HỌC TÀI CHÍNH MỌI LÚC MỌI NƠI

Đời thực sẽ khơi mào những bài học mà bạn muốn dạy trẻ, và bởi lẽ bạn

hẳn vẫn thường xuyên xử lý chuyện tiền bạc trước mặt trẻ, hãy dừng lại và

dành hai phút để giải thích việc mình đang làm. Việc này giúp trẻ ghi nhớ

không bao giờ quên.

Một người bạn từng kể tôi nghe câu chuyện về một lần lái xe dọc đất

nước với ba con nhỏ đến thăm ông bà vào dịp Giáng sinh. Trong cả chuyến

đi, đứa con trai 4 tuổi luôn rời nhà hàng sau cùng cuối mỗi bữa ăn.

Sau cùng, khi họ đã gần về tới nhà, người cha bực bội hỏi đứa con trai

nhỏ vì sao nó lại lề mề như thế. Thằng bé thò tay vào túi, lấy ra một nắm tiền

lẻ và đáp, “Vì con phải quay lại xem trên bàn xem bố có lỡ để quên tiền

không.”

Sau khi đợt sóng giận dữ và xấu hổ qua đi, qua anh bạn rất đỗi mẫu mực

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.