3
Nhà tôi nằm trong khuôn viên thư viện thành phố. Đó là ngôi nhà hai tầng
kiểu Âu màu trắng được xây dựng từ thời Taisho
chính của thư viện. Ngôi nhà này đã được công nhận là di sản văn hóa của
thành phố nên mọi người sống ở đây đều không được quyền tự tiện tu sửa
nó. Được công nhận là di sản văn hóa nghe có vẻ vinh hạnh, nhưng người
sống trong đó thì chẳng thấy vinh hạnh chút nào. Ông nội tôi cũng phàn
nàn rằng ngôi nhà này quá bất tiện cho người già nên đã tự chuyển đến
sống một mình ở một tòa chung cư nhàng nhàng. Một ngôi nhà mà người
già đã không chịu nổi thì cũng chẳng dễ sống với ai. Cái kiểu lập dị này
theo tôi, dường như là căn bệnh cố hữu của cha tôi, mẹ cũng bị lây cái thói
ấy của cha làm cho khốn đốn. Còn thằng con là tôi đây thì thấy hết sức
phiền hà.
Tôi không rõ vì duyên cớ gì mà nhà mình lại chuyển tới sống ở đây.
Ngoài sự lập dị của cha tôi, chắc hẳn cũng liên quan đến chuyện mẹ tôi làm
việc ở thư viện nữa. Hoặc có lẽ là do ông nội đã chạy chọt từ hồi còn làm
nghị viên cũng nên. Dù sao chăng nữa, tôi không hề muốn biết những
chuyện nghe phát bực mình về quá khứ của ngôi nhà này nên chẳng bao
giờ hỏi han tìm hiểu. Khoảng cách gần nhất giữa nhà tôi và thư viện chỉ
chừng ba mét. Gần đến mức có khi từ phòng mình trên tầng hai, tôi có thể
đọc được cuốn sách của người đang ngồi bên chiếc bàn đặt cạnh cửa sổ thư
viện. Thực ra thì cũng không đến mức đó đâu.
Đừng thấy tôi như vậy mà tưởng lầm, trông vậy chứ tôi cũng biết
đỡ đần cha mẹ lắm. Từ hồi lên cấp hai, mỗi khi không phải đến trường hay
tham gia hoạt động câu lạc bộ là tôi lại giúp mẹ vài việc ở thư viện. Chẳng
hạn, những khi người đọc tới đông hơn thường lệ như chiều thứ Bảy hay
các ngày nghỉ, tôi thường ngồi ở bàn đăng ký, nhập mã sách vào máy tính,
hay đem đống sách người ta trả lại bỏ vào xe đẩy rồi xếp lại về đúng các
giá, chăm chỉ chẳng kém gì Giovanni