TIẾP THỊ SỐ TỪ A ĐẾN Z - Trang 22

Các mạng lưới thời kỳ đầu

Câu chuyện Internet thực sự bắt đầu v{o năm 1957, với sự xuất hiện của vệ tinh nhân tạo của
Liên Xô. Nó báo hiệu việc người Mỹ đang rớt lại phía sau người Nga trong lĩnh vực công nghệ, từ
đó thúc chính phủ Mỹ chi mạnh cho khoa học và công nghệ. Năm 1958, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ
thành lập ARPA

10

– một cơ quan chuyên môn được thành lập với một mục tiêu cụ thể: đảm bảo

rằng Hoa Kỳ sẽ vượt trước đối thủ trong cuộc chạy đua công nghệ.

Vào tháng 8 năm 1962, Joseph Carl Robnett Licklider (1915-1990), một nhà khoa học máy tính,
Phó chủ tịch Công ty Công nghệ Bolt Beranek & Newman, đ~ viết một loạt các thông báo thảo
luận về khái niệm “Hệ thống Máy tính Thiên hà – Intergalactic Computer Network”. Đ|ng ngạc
nhiên, ý tưởng đột phá của Licklider đ~ bao gồm gần như mọi thứ liên quan đến Internet ngày
nay.

V{o th|ng 10 năm 1963, Licklider được bổ nhiệm l{ Gi|m đốc c|c chương trình Khoa học hành
vi, Chỉ huy và Điều khiển tại ARPA. Trong nhiệm kỳ hai năm của mình, ông đ~ thuyết phục được
cơ quan n{y nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển các hệ thống máy tính và dù
ông đ~ rời ARPA trước khi dự án dựa trên những lý thuyết của ông bắt đầu, nhưng hạt giống
Mạng lưới Cơ quan với các Đề án Nghiên cứu Tân tiến (ARPANET) – tiền thân của Internet ngày
nay – đ~ được ươm mầm.

Vào năm 1965, các nhà nghiên cứu đ~ nối một máy tính tại Phòng Thí nghiệm Lincoln thuộc
Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) với một chiếc máy tính của Không quân Mỹ ở California.
Lần đầu tiên, hai chiếc máy tính được kết nối với nhau bằng cách sử dụng thông tin chia theo
“gói” được truyền qua một mạng lưới.

ARPA (sau đó được đổi tên thành Cơ quan với c|c Đề án Nghiên cứu Tân tiến thuộc Bộ Quốc
phòng – DARPA – www.darpa.mil) đ~ bắt đầu dự |n ARPANET v{o năm 1966, tuyên bố rằng
mạng lưới này sẽ cho phép các máy tính thuộc quyền sở hữu của chính phủ, c|c trường đại học
và các viện nghiên cứu trên to{n nước Mỹ kết nối với nhau và chia sẻ các nguồn tài nguyên máy
tính có giá trị. IBM và các công ty máy tính lớn khác vào thời điểm đó tỏ rõ th|i độ hoài nghi,
khẳng định chắc nịch rằng mạng lưới mà ARPA đưa ra không khả dụng.

ARPA vẫn không hề nản lòng và v{o ng{y 21 th|ng 11 năm 1969, hai chiếc m|y tính đầu tiên,
một tại Đại học California Los Angeles, chiếc còn lại ở Viện nghiên cứu Stanford được kết nối
với mạng lưới ARPANET còn non trẻ. Đến ng{y 5 th|ng 12 cùng năm, quy mô mạng lưới đ~ tăng
gấp đôi khi 2 chiếc máy tính khác gia nhập dự án: một chiếc tại Đại học California Santa
Barbara, một chiếc tại khoa Đồ họa thuộc Đại học Utah. Mạng lưới mới phát triển rất nhanh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.