TIẾP THỊ SỐ TỪ A ĐẾN Z - Trang 21

mắt – điều không tưởng trước đó v{ thậm chí cho tới lúc nó thành hiện thực rồi mà vẫn có
nhiều người băn khoăn không hiểu.

Dù đ~ nỗ lực nhưng các chính phủ đ~ thất bại trong việc kiểm so|t phương tiện truyền thông
mới cơ bản này. Những người ủng hộ coi nó là một cuộc cách mạng và ngày càng có nhiều người
biết đến nó với tốc độ chóng mặt. Báo chí bắt đầu đưa được tin chỉ vài giờ thay vì vài tuần sau
sự kiện xảy ra, người ta tán tụng về nó, sự lãng mạn nở rộ trên khắp các đường dây, các cặp vợ
chồng kết hôn “trực tuyến”, những tay c| độ dùng nó để “ăn gian”. V{ nó cũng đ~ l{m biến đổi
cách thức kinh doanh trên toàn cầu. Chỉ trong thời gian khoảng một thế hệ, điện tín đ~ l{m thay
đổi cơ bản cấu trúc xã hội.

Có điều nào trong những điều trên quen thuộc với bạn không?

Một bài báo trên tờ New York Times trong số ra thứ Tư ng{y 14 th|ng 9 năm 1852 đ~ mô tả
mạng điện tín l{ “xa lộ tư duy” – tuy nhiên, nó khác xa so với c|i danh xưng “siêu xa lộ thông
tin” m{ chúng ta dùng để gọi mạng lưới hiện đại ng{y nay. Có chăng thì cuộc cách mạng thông
tin được khơi m{o bởi điện tín này giống một cuộc biến động văn hóa hơn l{ đại diện cho sự
tăng trưởng bùng nổ của mạng Internet ngày nay.

Như vậy l{ điện tín đ~ cho con người thấy rằng họ có thể giao tiếp xuyên lục địa – thậm chí là
xuyên đại dương – chỉ trong phạm vi một cái chớp mắt. Họ cảm nhận được sự gần gũi, gắn kết
với nhau chưa từng có. Hệ thống điện tín đ~ được một số người ngợi ca là dấu hiệu cho hòa
bình và sự đo{n kết: một mạng lưới dây có khả năng neo chặt các quốc gia, tín ngưỡng v{ văn
hóa một c|ch không tưởng. Tất nhiên, có những người đ~ sử dụng mạng lưới này để tiến hành
chiến tranh một cách hiệu quả hơn. Điện tín hẳn đ~ mở rộng chân trời ý tưởng v{ ước mơ cho
con người thời đó, khiến họ choáng ngợp trước c|c cơ hội và tiềm năng thay đổi thế giới.

Đối với thông tin đường dài và mau lẹ, điện tín vẫn là lựa chọn duy nhất cho đến năm 1877, khi
hai nhà phát minh cạnh tranh với nhau để trở th{nh người đầu tiên đưa ra một công nghệ mới
khác có khả năng đưa thế giới truyền thông điện tử lên vị trí hàng đầu. Tên gọi của nó là điện
thoại; còn các nhà phát minh ra nó là Elisha Gray và Alexander Graham Bell. Họ nộp đơn xin cấp
phép bằng sáng chế chỉ cách nhau vài giờ – nhưng Bell đ~ nhanh ch}n hơn Gray và một cuộc
chiến pháp lý nổi tiếng đ~ xảy ra sau đó.

Những lời nói đầu tiên được truyền v{o điện thoại là giọng của Bell, nói chuyện với trợ lý
nghiên cứu của mình, Thomas Watson, ở phòng bên cạnh. Ông chỉ đơn giản nói rằng: “Watson –
sang đây – tôi muốn gặp anh.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.