Trong khi ấy Tiết Đinh San đã phò linh cữu Tiết Nhơn Quý về đến Giáng
Châu, ra mắt Liễu phu nhân thuật lại mọi việc gian truân trong thời gian
vừa qua. Liễu phu nhân thấy pLê Huê thì rơi nước mắt nhớ đến Tiết Kim
Liên phải ở lại với chồng nơi đất Liêu. Sau khi tế điếu xong xuôi, Liễu phu
nhân và gia quyến đồng phò linh cữu Tiết Nhơn Quý về Trường An, đi đến
đâu đều có quan chức sỡ tại phúng tế.
Ngày hôm sau, nhân có thiết triều, Trình Giảo Kim liền dâng sổ công lao
của Phàn Lê Huê và Tiết Đinh San lên cho Cao Tông ngự lãm. Nhà vua đọc
xong liền phán:
- Công lao của vợ chồng Tiết nguyên soái rất lớn, vì vậy trẫm phong cho
Tiết Đinh San làm Lưỡng Liêu vương, lập vương phủ chó đúng chức tước,
hưởng lộc đại thần. con trưởng là Tiết Dũng phong làm tổng binh Hán
Châu; con thứ là Tiết Mãnh phong làm tổng binh Hồng Hà; con thứ ba là
Tiết Cương phong làm tổng binh Đăng Châu; con thứ tư là Tiết Cường
cũng được phong làm tổng binh. Riêng tam phu nhân Phàn Lê Huê thì được
phong làm Oai Ninh hầu nhất phẩm phu nhân, tất cả vợ lớn nhỏ đều được
tước vương phi. Tiết Nhơn Quý đã mãn phần thì được phong làm Vân Định
công, lập miếu thờ cúng. Liễu thị và Phàn thị đều được phong nhất phẩm
thái phu nhân, ban thưởng mỗi người một long trượng.
Ban phong xong, Cao tông lui về hậu cung nghỉ ngơi. Ba tháng sau, vương
phủ xây dựng xong, Tiết Đinh San xùng gia quyến dọn đến nhưng rất băn
khoăn vì linh cữu phụ thân còn quàn tại chùa. Đậu vương phi liền bàn với
chồng đến nhờ Trình Giảo Kim xin nhà vua cho phép mang linh cữu về
Sơn Tây an táng. Nhà vua rất nể Trình Giảo Kim nên chuẩn y ngay nhưng
bắt Oai Ninh hầu Phàn Lê Huê vẫn phải ở lại triều để phò tá.
Vì thế trừ Phàn Lê Huê cùng với Tiết Cương, còn bao nhiêu gia quyến đều
theo Đinh San hộ tống linh cữu Bình Liêu vương về quê quán. Biết Tiết
Cương tính tình hung hăng, lại hay tìm cách đánh nhau, không chịu theo lễ
nghi nên trước khi đi Đinh San có nhờ Trình Giảo Kim để ý răn đe dùm
mình.
Riêng Tiết Cương thấy phụ thân đi khỏi thì hết sức vui mừng, tha hồ ăn
chơi phóng túng, kết giao bè bạn với “Ngũ Hổ” là Tần Hồng biệt hiệu là