Nhơn Quý nghe vậy liền nói:
- Tướng quân muốn thế cũng được nhưng bản soái sẽ dẫn quân ra lược trận.
Nếu có gì thì tiếp trợ, bằng không tất cả công lao đều ghi cho tướng quân
hết.
Bảo Khánh vâng lời, nai nịt xong, lập tức nhảy lên lưng ngựa, kéo quân đến
trước ải thách chiến. Nguyên tướng giữ ải này tên là Đoàn Cửu Thành, mặt
đen râu đỏ, sử dụng một cây lang nha bổng hết sức thuần thục. Đoàn Cửu
Thành nghe quân báo có một tướng nhỏ tuổi đến khiêu chiến thì nổi giận,
cầm lang nha bổng cưỡi ngựa tiến ra.
Bảo Khánh đang nóng ruột trổ tài nên chẳng thèm hỏi han tiếng nào, múa
thương đánh luôn. Tuy Đoàn Cửu Thành dùng lang nha bổng rất nhuần
nhuyễn nhưng vẫn không sao địch nổi với đường thương như gió táp mưa
sa của Bảo Khánh, sơ hở một chút liền bị trúng thương vào cổ họng. Thấy
chủ tướng nhào xuống nhựa chết tốt, quân Liêu kinh hoảng kéo nhau bỏ
chạy về hướng Tỏa Dương thành, để mặc cho quân Đường thong thả tiến
vào chiếm ải. Thái Tông nghe báo cả mừng, cùng quần thần di giá vào ải,
cầm tay Bảo Khánh khen ngợi rồi cho toàn quân nghỉ ngơi vài ba ngày
trước khi tiếp tục hành binh tới Tỏa Dương thành.
Tỏa Dương thành là đại địa của Tây Liêu, hơn trăm dặm, nhà cửa nhân dân
đông đúc nên đích thân nguyên soái Tô Bảo Đồng có theo học Lý Đạo Phù
tiên trưởng, luyện được chín lưỡi phi đao, ba lưỡi phi phiêu cùng mấy loại
tà phép nữa trấn giữ. Hiện giờ Tô Bảo Đồng quyền thế còn hơn cả Liêu
chúa nhưng vì hận thù cha ông nên còn muốn lấy Trung Nguyên, đạp đổ
nhà Đường mới bằng lòng. Tuy vậy khi nghe báo quân Đường tiến quá
nhanh, Tô Bảo Đồng cũng không khỏi lo lắng, vội mời hai vị quốc sư đến
thương nghị.
Trong hai vị quốc sư này thì một người chính là Thiết Bảng đạo nhân. Khi
La Thông tảo bắc, Thiết Bảng đạo nhân bị Uất Trì Cung đánh cho một trận
tơi bời nên chạy trốn qua Tây Liêu đầu dưới trướng của Tô Bảo Đồng. Vì
quốc sư kia là Phi Bạt thiền sư, thân hình thấp bè.
Tô Bảo Đồng mời haị vị quốc sư tới dinh, mời ngồi xong liền nói:
- Tôi toán tính hưng phạt Đường để trả thù cho cha ông, không ngờ nhà