TÍN NGƯỠNG - QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT TẠI VIỆT NAM - Trang 7

Chuẩn Đề". Trong những ngôi chùa kiến tạo vào thế kỷ thứ XVI, chúng ta
cũng đã bắt gặp được những pho tượng đức Quán Thế Âm Bồ Tát trong tư
thế đứng thẳng, với tay kết ấn cam lồ (tại chùa Phổ Minh - Hà Nam Ninh)
và một dạng hình khác tương đối phổ biến là đức "Quán Thế Âm Nam Hải"
khá điển hình; cho nên, có thể hiểu qua biến tướng nầy, để hiểu những
dạng thức điêu khắc cùng loại.
Qua những công trình nghiên cứu mỹ thuật và kiến trúc Việt Nam, hình
ảnh đức Quán Thế Âm Bồ Tát ít được nhắc tới từ thế kỷ XI, hay trước hơn
thế nữa. Thành thử hình thái thờ đức Quán Thế Âm Nam Hải mới chỉ thấy
có từ thế kỷ thứ XVI trở về sau.
Tích truyện được trình bày nhiều nhất và sớm nhất dẫn giải về đức Quán
Thế Âm Nam Hải gắn với lời kết của một vị tăng đời nhà Nguyên ở Trung
Quốc. Tích nầy có thể đã lưu truyền vào Việt Nam vào thế kỷ XV, căn cứ
theo các Tự phả, rồi sau đó được Việt Nam Hoá sâu rộng trong thế kỷ thứ
XVI.

Quán Thế Âm Nam Hải

Trong nhận thức của người Việt, vốn là bà Diệu Thiện (tức là điều thiện tốt
đẹp, nhiệm mầu), con thứ ba của vua Diệu Trang (Cughavyuha); công chúa
là một hiện thân của đức Quán Thế Âm, đã từ chối tất cả cao sang quyền
quý, vượt mọi trở ngại khó khăn trên đường tu hành, nêu cao gương đức độ
và cuộc sống khổ hạnh cho tất cả quần sanh. Bà Diệu Thiện đã chứng quả
tại chùa Hương Tích, một thắng cảnh nổi tiếng tại Hà Tây. Qua những
nghiên cứu cho thấy: những photượng đức Quán Thế Âm Nam Hải cũng là
một dạng thức khác của đức Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn.

Hoạ tiết tượng Quán Thế Âm
Những pho tượng thờ nầy được coi là điển hình như tượng chùa Đa Tốn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.