Ngoài ra, trên Thiên quan còn được sử dụng nhiều hạt tròn nổi khối, mà
trong cách trình bày thường chú trọng nhiều đến luật cân xứng với từng hạt
lớn hay chồng lên nhau theo hình tháp.
Loại hình điêu khắc
Những nghệ nhân thực hiện các công trình điêu khắc trên đã chứng tỏ tài
năng khác thường trong từng điệu tiết, đồng thời cũng theo đúng kinh điển
thường mô tả dáng từ bi của đức Quán Thế Âm. Về xuất xứ của tượng
Quán Thế Âm trong nghệ thuật điêu khắc Việt Nam có nhiều giả định khác
nhau.
Một số nhà nghiên cứu nghệ thuật cổ điển thì cho rằng: Trong buổi khởi
nguyên, pho tượng đức Quán Thế Âm Bồ Tát tại Ấn Độ là một vị Bồ Tát
"nam giới"; nhưng đến khi du nhập vào Việt Nam của cư dân chuyên sống
bằng nền nông nghiệp lúa nước, luôn đề cao "bà mẹ của đất" cùng với
những "yếu tố âm" cho nên những pho tượng đức Quán Thế Âm Bồ Tát là
nữ giới, với khuôn mặt từ bi, dịu hiền. Đầu tượng hơi cúi xuống; những chi
tiết của khuôn mặt tuân thủ theo cách tạo dáng trong khuôn mặt của đức
Phật.
Về phương diện tạo dáng, những pho tượng Quán Thế Âm tại Việt Nam
gần với con người thực hơn tượng thời nhà Lý và các thời đại sau nầy;
điều nầy nói lên sự gần gủi và tương thông với cuộc đời và tính nhân bản
của cách tạc tượng đương thời.
Cũng như những pho tượng Tam Thế thường thấy trong những ngôi chùa
cổ tại Việt Nam, dáng ngồi của tượng Quán Thế Âm Bồ Tát ngả về phía
đằng trước và thân thì tô lên dày hơn. Những điều nêu trên cho thấy rõ là
kiểu dáng tượng Quán Thế Âm ở thế kỷ XVII tại nước ta có một phong
cách độc đáo, khó lẫn lộn với những tượng các nước khác cùng loại.
Tượng Di Ðà Tam Tôn
Cách bài trí thông thường trong Phật điện của các chùa chiền theo Phật
Giáo Đại Thừa ở Việt Nam, bộ tượng ở vào vị trí trong cùng, cũng là nơi
cao nhất là Tam Thế, gồm 3 pho tượng các vị Phật: Hiện tại, Quá khứ và Vị