Người linh canh bên dưới báo là có khách.
Lát sau y dẫn lên một người đàn ông mà mới thoạt nhìn Đêgrê đã nở một nụ
cười rạng rỡ.
- Chào ông Bácđanhơ! Mời ông ngồi.
Khách vẫn đứng, tay cầm mũ. Đưa nhanh mắt nhìn xung quanh, ông ta hỏi
độp ngay:
- Có phải câu Phlorimông con trai bá tước Perắc vừa mới ở đây ra phải
không ?
- Phải.
Bácđanhơ tái mặt, rồi lại đỏ ửng, ấp úng:
- Lạy Chúa! Vậy là "họ" đã về Pari rồi sao ?
- Chưa đâu. Nhưng hai con trai lớn của họ làm đại diện cho họ bên cạnh
Hoàng thượng được ba năm nay rồi.
- Ba năm... ! - Khách nhắc lại - Nghĩa là suốt cả thời gian ấy!
Rồi vẫn không chịu ngồi, Bácđanhơ lạnh lùng kể cho chủ nhà biết, từ ngày
ở Canađa về, hôm
nay ông mới ra kinh thành cốt để thực hiện lời ông đã tự hứa: tìm vị quan
chức cảnh sát Đêgrê để nói thẳng ra với ông ta tất cả những gì ấm ức trong
bung: ông ta (Đêgrê) là một kẻ khốn nạn!
Tiếp đó Bácđanhơ tuôn ra một tràng về những nối thống khổ ông ta phải
chịu đựng ở bên kia đại dương chỉ vì đã ngây thơ để cho Đêgrê giới thiệu
với đức Vua và khờ dại nhận sang công cán bên đó.
Đêgrê đứng nghe, hai tay chắp sau lưng, vẻ mặt thản nhiên:
- Vậy ông tiếc là đã phải sống suốt mùa Đông bên đó ?
- Tôi không tiếc.
- Vậy tại sao ông lại tìm tôi để xỉ vả ?
- Vì ông đã làm nhục tôi. Bà ta gặp tôi và biết ngay toàn bộ âm mưu hiểm
độc của ông. Bà ấy biết tôi đã bị ông lừa và ông cười thầm!
- Bà ta có thương hại ông không ?
Bácđanhơ đỏ mặt, cúi đầu tránh cặp mắt chăm chú của viên cảnh sát.
- Có - Ông ta thú nhận rất khẽ.