khác với chủ trương ban đầu rất nhiều. Vì sao như vậy? Theo tôi, với sự
can đảm của những người Việt yêu nước, đất nước ta đang có nhiều biến
chuyển và còn sẽ có nhiều thay đổi ở các lĩnh vực khác chứ không phải chỉ
có đường hướng kinh tế thôi đâu! Cái mà tôi băn khoăn nhất là tại sao mọi
người cứ bàn chuyện quá khứ mà không đề cập đến hiện tại hay tương lai?
Tại sao không đặt câu hỏi vì sao các quốc gia khác cùng ở trong một châu
lục mà giàu mạnh hơn đất nước chúng ta khá nhiều để rồi bàn bạc cách làm
cho dân ta thoát được cảnh đói nghèo và đất nước ngày càng văn minh
thịnh đạt hơn? Nếu các anh muốn nói, thì hãy bàn luận về trách nhiệm của
thanh niên chúng ta đối với đất nước ví dụ như “Làm thế nào để giúp đỡ tất
cả trẻ em Việt Nam đến trường”, Làm thế nào để người nghèo được chữa
bệnh miễn phí” và “Làm thế nào để giảm bớt tệ nạn xã hội của thành phố”.
Nếu có thời giờ để nói nhiều hơn thì hãy bàn luận về đề tài: “ Làm thế nào
để đấu tranh cho lẽ phải” hay “Đất nước ta sẽ đi về đâu khi mất lần hồi
những người công dân ưu tú”. Thế vẫn còn hơn!
Vít chùm chôm chôm đỏ trên đầu trao cho cô Loan, cậu Vũ hỏi:
- Cô cũng sẽ về đây góp phần mình vào việc giúp đỡ cho đất nước này chứ?
- Không biết. Thực tế là Việt Nam không phải quê hương của tôi. Tôi sinh
ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Cô Loan đáp nhanh để đối phó hơn là trả lời thành thật với ý nghĩ đang có
của mình trong lúc lắc đầu từ chối tặng vật của cậu Vũ. Khuôn mặt của cô
chẳng có biểu hiện sự thân thiện nào khi trả lời với người thanh niên mà cô
cam chắc anh ta đã biết rõ anh ta là người có dáng dấp phong nhã và đẹp
trai.
- Cô chưa mất gốc mà! Vẫn còn có tóc đen, da vàng, tên Việt Nam, và nói
tiếng Việt thành thạo đó kia! Một ngày nào đó, cô và những người Việt
Kiều khác sẽ trở về vì sự cố gắng của chúng tôi. Bản chất người Việt Nam
rất thông minh, chúng tôi hiểu phải làm gì để thu phục sự hồi hương của
những người đã từng bỏ nước ra đi. Cậu Vũ đối lại.
- Đừng tuyên truyền nữa ông ơi! Mình ông lập dị vậy đủ rồi! Cậu Nam đập
vai bạn.
Cậu Vũ nói điềm đạm: