trước cũng bỏ sau thôi. Chẳng thà bây giờ còn làm ăn được, còn khỏe mạnh
bị bỏ vẫn còn đở tủi hơn lúc sáu, bảy mươi tuổi.
- Chuyện của chị mà em cứ nghĩ là chuyện của em. Em cứ suy nghĩ
hoài về nguyên do khiến cho anh Hoàng thay đổi một cách lạ kỳ như vậy.
Quen với anh chị bao nhiêu năm trời, em biết tính tình của ảnh đàng hoàng
chứ có phải như mấy người đàn ông khác đâu! Nếu ảnh có tính “trai gái
mèo mỡ” thì ảnh có ở xứ tự do này từ lâu rồi chứ cần gì về Việt Nam. Biết
bao nhiêu đứa sẵn sàng trong internet, biết bao đứa thợ trẻ đẹp độc thân “ẹo
qua ẹo lại” thấy chướng mắt mà ảnh đâu thèm? ... Vậy mà không hiểu cách
gì chuyện tai hại như vậy lại xảy ra!
Quay đầu tóc ngắn màu vàng sang bàn của bà Kim Cúc, cô Kim nói
chen vào:
- Trong khung cảnh “đầy Việt Nam”, các cô gái trẻ Việt Nam thừa sức
đưa hồn các ông Việt Kiều nhè nhẹ trở về cái tình tự yêu đương của thời đã
mất hơn các cô gái trẻ ở đây quá đi chứ chị Oanh!
Chặc lưỡi, đong đưa đôi bông tai to tròn cạnh hai bên má, cô Thủy nói
vọng sang:
- Bởi vậy, tuy biết mình là người vợ đẹp nhưng không nên chủ quan
quá đáng. Cái tự tình dân tộc thường làm sống lại dĩ vãng xa xưa của các
ông Việt Kiều và tạo điều kiện cho các cô gái trẻ thu hút các ông một cách
dễ dàng.
Cô Liên nói vọng tới:
- Cũng tùy tính người thôi chứ, đâu phải đàn ông nào cũng đều có tính
mèo mỡ! Chỉ có những người đàn ông có tính bậy bạ mới đành đoạn bỏ vợ,
bỏ con theo nhân tình mà thôi.
Cô Minh cãi lại:
- Tính gì mà tính? Ông tơ bà nguyệt cắt dây tơ hồng thì đố ai mà nối
cho được! Hết duyên, hết phận thì phải chịu chứ làm sao cãi được ý trời?
Thế là đề tài hạnh phúc gia đình và sự phản bội của đàn ông, đã không
hề bị đả động trong những tháng trước đó, được đưa ra bàn luận giữa các cô
thợ và giữa các cô với những người khách mà họ đang phục vụ. Xôn xao
với nhiều trường hợp khác nhau, họ kể cho nhau nghe chuyện này sang