Cách ấy kỹ hơn cách sau này mà tôi thấy nhiều người làm:
1-Lấy một cái chén. 2- nhúng nó vào vịm. 3- vét những thức ăn ở ngay trong vịm. 4- lấy khăn quệt
xà bông. 5- chùi chén. 6- lại nhúng chén đó vô vịm nước, khoắng khoắng. 7- lấy từng cái ra. 8-
thay nước trong vịm rồi khoắng một lần nữa. 9- đặt chén ở một bên. 10- vẩy vẩy cho nó bớt nước .
11- đặt vô rổ.
Cách đó có điều bất tiện là bỏ chén vào vịm và vét thức ăn ỏ trong vịm thì nước vịm mau dơ. phải
thay thường mà chén rửa không được sạch.
[←12]
Coi tiểu sử trong lịch sử hiến chương (nhân vật chí) của Phan Huy Chú
[←13]
[av] từ miền nam: viết = bút, găm = nan hoa, vỏ xe = lốp xe, đạn = bi
[←14]
Tôi quen một bà mỗi lần gần hết trà thì đánh dây thép cho một người em ở tận Hà Nội bảo phải
mua thứ trà x ở tiệm y đường z số nhà t rồi gởi máy bay vào cho bà vì bà nói, giọng lè nhè, môi
dưới trề ra: Chè ở Sài Gòn này uống không được, ông ạ. Tôi đã cho người đi tìm khắp Chợ Lớn
thứ Thiết quan âm thượng hảo hạng, đắt bao nhiêu tôi cũng không hề, mà mới pha thử một ấm tôi
phải bỏ cả hộp chè, cho đầy tớ nó uống, ông ạ. Nó làm sao ấy! Ngai ngái chứ không có cái hương
vị trà ngoài Bắc. Chú cháu mới gởi ở ngoài đó vào cho tôi một hộp chè ngon lắm, để tôi pha ông
xơi.
Tôi uống rồi không nhận được hương vị gì đặc biệt hết, tò mò cầm hộp trà lên coi thì ra chính là
thứ trà chế tạo ở đường Tổng Đốc Phương (Chợ Lớn) tại một tiệm xê xế nhà bà ta mà bà ta không
hay cứ tưởng là trà Hà Nội.
Tôi mỉm cười mà không dám cho bà rõ sự thật sợ bà ta ngượng lần sau không mời tôi thưởng thứ
“chè của chú cháu gởi tàu bay từ Hà Nội vào” đó nữa.
Những bà kiểu cách như vậy, nên tản cư vào một miền nào phải ăn thịt chuột và thịt rắn chấm
muối trong hàng tháng để tập lối sống giản dị, sau này đỡ khổ cho thân nhân và người ở.
[←15]
Kịch này tôi đã dịch là “Công ty Lạc sinh” nhưng chưa xuất bản