TỔ CHỨC GIA ĐÌNH - Trang 33

Trong chương này, chúng tôi xin bàn đến chức vụ thứ nhất là dự tính, rồi

trong chương sau tôi sẽ xét cách thực hành, tức cách làm việc của người nội
trợ.

2. Hai tính cách của một chương trình

Muốn dự tính, phải lập chương trình. Chương trình phải có hai tính cách sau

này:

- Đích xác, chứ không được hàm hồ, sai sự thật. Tính cách này rất quan

trọng, thiếu nó thì chương trình mất hết ý nghĩa. Sở dĩ nhiều người phải than:
“Chương trình lập ra để cho người ta không theo” chính là vì chương trình
không được đích xác, theo nó không được.

Những cặp vợ chồng son, mới ra ở riêng, lập chương trình chi tiêu thường

mắc lỗi đó. Ví dụ lương người chồng được 2000 đồng. Hai vợ chồng nhất định
để dành 500 đồng, chỉ tiêu 1500 đồng thôi: sau khi tính tiền mướn nhà, tiền
công người ở, tiền xe, tiền mua báo, sách, tiền tiêu khiển... còn lại bao nhiêu
chia cho 30 ngày, ra số tiền chợ mỗi ngày là 15 đồng. Số đó không đủ chi
dùng. Thành thử chương trình của họ vừa lập xong, chưa kịp thực hành đã phải
bỏ, vì nó sai sự thật quá.

- Tính cách thứ nhì là chương trình phải dễ thay đổi vì khi lập nó, ta không

sao dự tính được hết những sự khó khăn hoặc những sự bất ngờ sẽ xảy ra.
Những lúc đó nếu chương trình không đủ thay đổi thì lại đành phải bỏ nữa.

Chẳng hạn bà lập chương trình làm việc trong một ngày và lập sát quá.

Không dự tính thời gian nghỉ ngơi. Nếu một người khác tới, bà phải tiếp trong
1 2 giờ thì chương trình của bà do sự bất ngờ đó hoá ra thi hành không được.

Người nội trợ phải tính trước những gì? Hết thảy, nhưng quan trọng nhất là

ba điểm sau này:

- Chi tiêu.

- Công việc.

- Đồ dự trữ.

3. Dự tính chi tiêu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.