như tôi đã chỉ, nhưng dù sao cũng nên theo cách đó để lập được thói quen làm
việc có quy củ.
Công việc giữ sổ sách ấy, bà có thể giao cho một em nhỏ 13, 14 tuổi, vừa đỡ
tốn công bà, vừa tập cho em biết phép kế toán và giá trị của đồng tiền.
c) Tiêu cách nào cho khỏi thiếu hụt.
Trong cuốn “Quẳng gánh lo đi và vui sống”, ông Dale Carnegie đã chỉ rõ
cách tiêu tiền sao cho khỏi thiếu hụt mang nợ. Tôi chỉ xin nhắc lại đây ít quy
tắc quan trọng.
1. Tiêu tiền một cách khôn ngoan, nghĩa là đợi lúc giá rẻ, lựa vật nào ích lợi
nhất mà mua và đừng mua chịu. Chẳng hạn bà có 5000 đồng, có thể mua
được đôi bông hột xoàn hoặc một cái máy may, chỉ nên mua cái máy may
cho đỡ tốn công may tay.
2. Đừng để chứng nhức đầu tăng theo lợi tức, nghĩa là lợi tức tăng lên
1000đ, thì số chi tiêu đừng tăng lên quá số đó mà sinh ra thiếu thốn, lo
lắng.
3. Nếu phải vay thì nên có cái gì bảo đảm cho tiền lời được nhẹ.
4. Làm thêm để kiếm phụ bổng.
5. Đừng bao giờ đánh bạc.
6. Nếu không làm sao cho tài chánh khá hơn được thì đành an phận, thích
nghi với hoàn cảnh.
Muốn theo đúng những lời khuyên đó, phải có nhiều nghị lực. Tôi vẫn biết
xã hội tổ chức chưa được hoàn hảo nên nhiều người rất cần kiệm mà vẫn
không đủ ăn. Tình cảnh của họ rất đáng thương. Nhưng tôi cũng nghiệm thấy
nhiều người kiếm có thể đủ tiêu mà vẫn công nợ, chỉ vì họ không có đủ nghị
lực.
Biết bao công chức mới đầu tháng đã phải đi vay và phải trả theo lệ thường
là 20 phân mỗi tháng
. Có người lương 4000 đồng mà mỗi tháng phải vay 300
đồng và trả 600 đồng lời, thành thử đáng lẽ được tiêu 400 đồng, họ chỉ còn
được tiêu có 3400 đồng. Nếu được lãnh một số phụ bổng, họ có dùng nó để trả
nợ cho tháng sau khỏi phải vay, khỏi phải trả lời không? Không. Họ tiêu non