TỔ CHỨC GIA ĐÌNH - Trang 91

Tất nhiên là bà nên lâu lâu tăng tiền cho họ. Tại sao bà muốn ông nhà cứ

một, hai năm được tăng lương vài trăm đồng mà lại bắt người ở trong 5, 6 năm
không được tăng một đồng nào cả? Nên liệu mà tăng trước, đừng để họ đòi
hỏi.

6. Nên chống với những đợt sóng đương lên.

Ở nước ta, sách xuất bản về gia chánh thì rất nhiều tả rất tỉ mỉ cách may vá,

nấu nướng, dọn bàn đãi khách... mà không có một cuốn nào dạy cách sử dụng
người giúp việc trong nhà. Cơ hồ người ta quên rằng người nội trợ là một
người chủ, và chỉ coi họ như cái máy thêu hoặc cái máy làm bếp. Như vậy là
hạ giá trị người nội trợ xuống. Biết bao bà mướn một người ở mới được dăm
bữa, nửa tháng, họ đã xin thôi thành thử phải tìm người khác, vừa tốn công,
bực mình. Tình cảnh đó chẳng do thiếu sự huấn luyện về cách dùng người mà
ra ư?

Tôi tin rằng biết áp dụng những quy tắc trong chương này, bà sẽ tiết kiệm

được nhiều thời giờ sức lực và tiền bạc và đồng thời cũng giúp cho xã hội bớt
được ít nhiều cuộc xô xát đáng tiếc.

Chắc bà nhớ những hồi ra Long Hải hay Nha Trang nghỉ mát, bà thường

giỡn với sóng. Bà đứng trong một chỗ cạn, nước tới vai. Khi một đợt sóng bạc
tiến vào gần tới bà, bà nhún mình nhảy lên nhè nhẹ để đón nó và bà thấy nó
vờn thân bà, đưa bà bổng lên rồi lại từ từ hạ bà xuống. Những phút đó thật thần
tiên! Nếu trái lại bà lấy hết gân đứng lên cho vững để chống với nó thì nó sẽ lật
bà và cuốn ra khơi.

Phong trào xã hội ngày nay cũng như những đợt sóng đổ.

TÓM TẮT

Người ở bây giờ không tận tâm, lỗi tại chủ nhà. Chúng ta tưởng rằng hễ bỏ

tiền ra mướn họ là có quyền coi họ như cái máy, chứ không phải là con người
nữa.

Tinh thần đó đã trái với luân lý mà còn phản khoa học vì nhiều nhà bác học

đã thí nghiệm và tìm ra được những chân lý sau này:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.