Sự cần thiết của lời nói dối vô hại
Nói dối là khi chúng ta bảo một điều gì đó là có thật nhưng thực ra
điều đó lại không có thật. Nhìn chung, nói dối là không tốt. Nhưng
không phải tất cả những lời nói dối đều tội lỗi. Đôi khi, nói dối lại chính
là biểu hiện bổn phận của người nào đó với người khác. Trong những
luận điểm dưới đây, tôi sẽ giải thích và chứng minh rằng, đôi khi, nói
dối cũng thật cần thiết.
Đầu tiên, một lời nói dối vô hại có thể không làm tổn hại đến danh
dự của người nghe mà đôi lúc lại làm người nghe thêm nghị lực và
hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Hơn thế nữa, một lời nói dối vô hại
có thể làm cho tình bạn của bạn thắm thiết hơn. Nó có thể đem đến
cho mọi người một thái độ vui vẻ và tránh làm phật lòng họ. Hãy xem
xét ví dụ này: Bạn đến nhà một người bạn để ăn tối. Thức ăn ở đó
thật kinh khủng. Món bánh thịt chiên giòn thì quá cay, món sườn
nướng thì bị sốt cà chua bao phủ, món salad thì không được tươi
ngon, món thịt hầm với rượu Bordeux thì quá dai và đắng, món xúc
xích thì chín kĩ quá, món pizza thì cứng queo và không có mùi vị, món
spaghetti thì nguội lạnh, tôm hùm còn sống, cá thì tanh ngòm và mùi
vị không dễ chịu chút nào. Bạn không thể ăn bất cứ thứ gì. Mà đây lại
là lần đầu tiên người bạn đó “trổ tài” nấu nướng. Tất nhiên là bạn có
thể nói sự thật rằng thức ăn rất tệ. Nhưng bạn hoàn toàn có một lựa
chọn khác. Bạn có thể nói rằng: “Cảm ơn cậu rất nhiều! Đối với một
người mới học nấu nướng như cậu, những món ăn cậu nấu rất ngon
và tuyệt vời. Hãy cố gắng hết mình và một ngày nào đó cậu sẽ có thể
nấu ngon như đầu bếp chuyên nghiệp!” Đây là một cách để bạn
không làm mất lòng người bạn của mình. Sẽ thế nào nếu vợ của bạn