hỏi xem bạn nghĩ cô ấy có béo không, hay nhìn cô ấy mặc chiếc váy
này có béo không? Sẽ thế nào nếu một người bạn của bạn đi ngang
qua và hỏi xem bạn nghĩ gì về đôi giầy mới của cô ấy (đặc biệt là khi
bạn biết là cô ấy hỏi không phải để nhận được một lời nhận xét chân
thành mà chỉ để bạn khẳng định rằng đôi giầy đó thật tuyệt vời) mà
bạn lại không thích đôi giầy đó một chút nào? Nói thật ra những gì
bạn suy nghĩ hay nói những gì mà họ muốn nghe, cái nào quan trọng
hơn? Cuối cùng, hãy xem xét một tình huống giao tiếp thật. Vào một
buổi sáng, ta gặp một người hàng xóm và họ hỏi: “Dạo này anh thế
nào, có khỏe không?” Ta sẽ không trả lời: “Thật sự, tôi rất vui khi anh
đã hỏi. Dạo này sức khỏe của tôi thật tệ. Để tôi kể chuyện gì đang xảy
ra trong cuộc sống của tôi cho anh nghe nhé”. Không, ta sẽ trả lời
rằng: “Cảm ơn anh, tôi vẫn bình thường, còn anh thì sao?” Ta sẽ chọn
cách trả lời như thế ngay cả khi sức khỏe, công việc đang rất tồi tệ.
Đây có phải là một lời dối trá không? Bạn có nhận thấy rằng, bạn
đang làm một việc rất có ý nghĩa nhưng điều đó lại không phải là sự
thực như chúng vốn có. Một câu nói như vậy sẽ làm người khác thoải
mái hơn để bắt đầu một ngày mới tốt hơn là phải nghe một màn kể lể
về những sự việc không hay xảy ra trong cuộc đời bạn.
Thứ hai, một lời nói dối có thể cứu được cả một mạng người. Nghe
rất nực cười phải không? Nhưng đó là sự thật. Có những hoàn cảnh
mà bổn phận đạo đức để cứu người mâu thuẫn với trách nhiệm phải
nói ra sự thật. Tất nhiên, lúc đó, bổn phận cứu người sẽ cao hơn việc
nói thật vì việc cứu một mạng người quan trọng hơn. Hãy xem xét ví
dụ này: Trong Thế chiến thứ II, hai người lính Đức Quốc xã bắt được
một nhóm người Do Thái đang cố gắng trốn chạy khỏi khu vực quân
Đức đóng quân. Tuy nhiên, họ không muốn giao nhóm người này cho
chỉ huy cấp cao hơn vì như thế thì những người này sẽ bị hành hình