Chương II. Tạo dựng chuyên môn
Cách thức tạo dựng và tối ưu hóa các kỹ năng của bạn theo thời gian
Rất dễ để sống cho qua ngày, để làm việc ở một mức độ “vừa đủ”, để xác
định điểm đến và tới đích theo lịch trình sẵn có. Nhưng nếu muốn trở nên
thực sự xuất sắc trong công việc, chúng ta cần đánh thức những khả năng
tiềm ẩn để phát triển bản thân. Trí tuệ, tài năng và cả những thói quen của
chúng ta đều có thể uốn nắn được đáng kể.
Đó là một tin tốt bởi thị trường – cho các kỹ năng, nghề nghiệp và những ý
tưởng lớn – đang đổi thay nhanh chóng hơn bao giờ hết. Những lĩnh vực
chuyên môn đang “nóng” ngày nay có thể sẽ không còn là những lĩnh vực
được quan tâm trong 5 năm tới. Do đó, những người có thể thích ứng và cập
nhật liên tục tài năng của họ sẽ có những lợi thế rõ ràng.
Chúng ta phải chấp nhận một tư duy nuôi dưỡng sự phát triển liên tục, dồn
hết tâm sức của bản thân vào việc thực hành công việc của chúng ta thường
xuyên và nghiêm ngặt đồng thời giám sát những thất bại cũng như thành
công của chúng ta qua thời gian. Chúng ta cần phải đưa ra các tiêu chí cao và
nâng dần chúng lên.
Nếu bạn muốn nổi bật trong thế giới này, thì việc bước ra khỏi vùng thoải
mái của bạn – nuôi dưỡng những kỹ năng mới – chính là xuất phát điểm
tuyệt vời.
Tập trung vào việc trở nên tốt nhất thay vì chỉ dừng lại ở mức tốt
— Heidi Grant Halvorson
Những người có năng khiếu xuất chúng – những người mà chúng ta thấy rất
thông minh, sáng tạo và sâu sắc – thường đánh giá khả năng của họ không
chỉ gay gắt hơn mà về cơ bản còn khác biệt so với những người khác. Mặt
khác, những đứa trẻ tài năng thường lớn lên dễ bị tổn thương hơn và ít chắc
chắn về bản thân chúng, ngay cả khi chúng là người tự tin nhất trong phòng.
Hiểu được nguyên do của điều này là bước đầu tiên trong việc nhận ra tiềm
năng của bạn và tránh được những cạm bẫy mà mà bạn đã từng mắc phải
trong quá khứ. Bước thứ hai là học cách thay đổi tư duy – điều mà bạn đã