không nhận ra là mình có – và học cách quan sát công việc cũng như thế giới
của bạn qua lăng kính mới, chính xác và nhiều động lực hơn.
Nhà phê bình nghiêm khắc nhất của bạn
Khi tôi còn là một sinh viên năm cuối tại Đại học Columbia, thầy cố vấn của
tôi, Carol Dweck và một sinh viên khác, Claudia Mueller, đã tiến hành một
nghiên cứu xem xét những tầm ảnh hưởng khác nhau của việc khen ngợi
những học sinh lớp 5. Họ chú trọng đến tầm ảnh hưởng của những lời khen
ngợi đến những niềm tin của một người về những gì họ có thể và không thể
làm, và cách họ xử lý những khó khăn và thất bại xảy ra. Tất cả các học sinh
thuộc nghiên cứu bắt đầu bằng việc nhận được một loạt các vấn đề tương đối
dễ để giải quyết và sau đó đánh giá kết quả. Một nửa trong số chúng được
khen ngợi tập trung vào khả năng thiên bẩm của bản thân (“Em đã làm rất
tốt. Em hẳn phải rất thông minh!”). Một nửa còn lại được khen ngợi nhờ cố
gắng. (“Em đã làm rất tốt. Em hẳn đã làm việc rất chăm chỉ!”).
Tiếp theo, mỗi học sinh lại được giao cho một loạt các vấn để nan giải hơn –
thực tế chỉ có một vài học sinh đưa ra câu trả lời chính xác. Tất cả đều nói
rằng, chúng đã “làm rất tệ”. Cuối cùng, chúng được giao gói vấn đề cần giải
quyết thứ ba – dễ tương đương với gói thứ nhất – để xem mức độ nghiệm
thất bại sẽ tác động như thế nào đến thành tích của chúng.
Dweck và Muller đã nhận thấy những đứa trẻ được khen ngợi về “sự thông
minh” giải quyết thất bại trong gói vấn đề cuối kém hơn kết quả mà chúng
đạt được ở gói đầu là 25%. Chúng có vẻ đã cho rằng thành tích kém của
mình là do thiếu khả năng; kết quả là, chúng thích giải quyết những vấn đề
đơn giản hơn và từ bỏ chúng nhanh chóng hơn. Mặt khác, những đứa trẻ
được khen ngợi bởi sự cố gắng lại thể hiện được sự xuất sắc trong gói vấn đề
cuối cao hơn gói đầu đến 25%. Chúng cho rằng khó khăn của chúng là do
chưa cố gắng, và kết quả là, chúng đã tập trung nhiều hơn vào gói vấn đề
cuối cùng và thậm chí rất thích thú với trải nghiệm đó.
Điểm quan trọng cần ghi nhớ đó là trong công trình nghiên cứu của Dweck
và Muelle, không có sự khác biệt về khả năng trung bình giữa những đứa trẻ
được khen là “thông minh” và những đứa trẻ được khen “có cố gắng” – tất
cả đều làm tốt trong gói vấn đề đầu tiên, và gặp khó khăn trong gói vấn đề
thứ hai. Điều khác biệt duy nhất là cách mà hai nhóm này được hướng dẫn
giải thích cho khó khăn mà chúng gặp phải – điều có ý nghĩa với chúng khi
vấn đề trở nên khó giải quyết. Những đứa trẻ được khen là “thông minh” sẽ
nhanh chóng nghi ngờ khả năng của bản thân, mất tự tin và cho thấy hiệu